Đăng ký

[Kết nối tri thức] Soạn bài cây khế đầy đủ- Văn 6 mới

[Kết nối tri thức] Soạn bài cây khế đầy đủ

      Cùng CungHocVui theo dõi bài soạn cây khế ngữ văn 6 Kết nối tri thức để chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp và có thể đạt kết quả học tập tốt nhất.

Soạn bài cây khế văn 6 Kết nối tri thức- CungHocVui

Soạn bài cây khế văn 6 Kết nối tri thức

Trước khi đọc bài Cây khế Kết nối tri thức

      Hẳn nhiều em có ước muốn được đặt chân đến một hòn đảo ngoài khơi xa lắc, chưa ai biết đến và thường hình dung ở đó có nhiều điều thú vị. Hãy tưởng tượng em đang ở vào tình huống đó. Em có thể chia sẻ với các bạn những điều kì diệu mà em được chứng kiến.

      Em đang ở một hòn đảo cách xa đất liền. Đây là lần đầu tiên em thấy hòn đảo này. Ở ngay trước mắt em là bờ biển rộng với đầy cát vàng cùng những đợt sóng vỗ. Biển xanh ngắt một màu. Nước vô cùng trong nên em có thể nhìn thấy đáy biển với cát, cá, sò biển... Ở phía sau em là hàng cây dừa cùng nhiều loại cây mà em không biết tên. Cảm giác ở đây vô cùng hoang sơ.

Đọc hiểu văn bản:

Cây khế kể về chuyện gì? Em thích nhất chi tiết nào trong chuyện?

      Cây khế kể về hai người anh em. Người anh tham lam, lười biếng còn người em thì chăm chỉ, tốt bụng. 

 

Truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ quen thuộc chỉ thời gian trong quá khứ, không gian không xác định. Em hãy tìm các từ ngữ đó trong truyện cây khế.

      Từ ngữ đó trong truyện cây khế: Ngày xửa ngày xưa.

Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang có phải là con vật kỳ ảo không? Vì sao?

      Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang là con vật kỳ ảo.Chim thần nói “ ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Lời nói của chim tưởng đâu là bâng quơ nhưng người em tin là thật và đã thức đêm chuẩn bị chiếc túi ba gang như lời chim dặn. Sáng hôm sau, con chim đến chở người em ra đảo, một hòn đảo có rất nhiều vàng. Tác giả dân gian xây dựng tình huống truyện cùng với yếu tố kỳ ảo chim thần vi để cho người nhân vật người em được nhận một món quà vô cùng giá trị, nhưng đó cũng là những gì vợ chồng người em xứng đáng nhận được. Đây cũng là lời khẳng định cho một giá trị nhân văn rằng: người tốt nhất định sẽ được báo đáp và ở hiền chắc chăn sẽ gặp lành.

Trong lời kể của truyện cổ tích, tác giả dân gian thường xen vào những câu có dáng dấp ca dao, tục ngữ, lời có vần dễ thuộc, dễ nhớ. Trong truyện này, có câu nói nào như thế? Nhân vật nào đã nói câu nói đó?

     Trong truyện cây khế cũng có câu như thế. "Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng". Đây là câu nói của chim thần. 

Đảo xa nơi con chim đưa người em đến có điều gì kì diệu? Điều kì diệu này đã giúp gì cho cuộc sống của người em sau đó?

      Đảo xa nơi con chim đưa người em đến có điều gì kì diệu. Đó là hòn đảo xa có rất nhiều vàng. Hai vợ chồng từ đó sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo về chú chim phượng hoàng ăn khế trả vàng là một chi tiết đặc sắc trong câu chuyện. Đó là chi tiết ly kỳ giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và lôi cuốn. Không những thế, thông qua chi tiết này, tác giả dân gian thể hiện một triết lý sâu sắc. Chỉ cần chăm chỉ, ở hiền ắt sẽ gặp lành. Vợ chồng người em là biểu tượng của người dân lao động xưa luôn chăm chỉ, chịu thương chịu khó và hiền lành nên đã đạt được thành quả tốt đẹp.

Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập giữa họ và nêu nhận xét về đặc điểm của hai nhân vật này.

      Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Sự đối lập đó là:

Người anh: hình ảnh tiêu biểu cho những kẻ tham lam, ích kỉ

      Người anh là người ích kỉ và keo kiệt, khi cha mẹ qua đời anh ta đã chiếm hết mọi ruộng đất và chỉ để lại cho người em mỗi túp lều và cây khế. Từ ruộng đất chiếm được, người anh thuê người cày cấy nên càng trở nên giàu có. 

      Khi biết chuyện chim thần, vợ chồng người anh mừng quýnh khi đổi được tuýp lều và cây khế. Khi nghe thấy gió nổi lên thì hớt hải chạy ra để gặp chim. Hai vợ chồng cuống quýt bàn cãi may túi. Nhìn thấy nhiều vàng trên đảo, đôi mắt người anh hoa lên vì của quý. Anh ta mê mẩn tâm thần, quên ăn, quên khát để nhặt vàng và kim cương cho đầy túi. Tay nải đầy, anh ta còn nhét ống tay, ống quần đến nỗi nặng quá phải mãi mới ra được khỏi hang.

      Cái chết của người anh là lời cảnh báo cho những kẻ tham lam, chỉ muốn ăn mà không muốn làm, sống cạn tình nghĩa.

Người em: Hình ảnh tiêu biểu cho những người tốt bụng, thật thà, lương thiện

      Người em hiền lành, tốt bụng và rất yêu mến anh trai của mình. Khi cha mẹ qua đời, nhà cửa ruộng vườn đều thuộc về anh. Người em chỉ có một túp lều nhỏ và một cây khế ở cuối vườn. Vợ chồng người em chỉ ngày ngày chăm chút cho cây khế, mong cây đơm quả ngọt. Chim lạ đưa đi lấy vàng và có một cuộc sống sung túc. Vì tốt bụng, thật thà nên người em đã chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người và đặc biệt là anh trai của mình. Khi anh trai nổi lòng tham muốn đổi gia tài của mình để lấy cây khế ngọt, người em cũng sẵn sàng chia sẻ điều đó với anh trai của mình. 

      Hai vợ chồng người em được sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa là cái kết có hậu cho những người "ở hiền gặp lành".

Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học gì trong truyện này?

      Tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người. Câu truyện ăn khế trả vàng còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này.

 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào