Đăng ký

Kể chuyện: Vì muôn dân- soạn tiếng việt 5

Câu 1. Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ dưới đây, hãy kể lại từng đoạn câu chuyện.

    1. Bức tranh 1: ông Trần Liễu - thân phụ của Trần Quốc Tuấn lâm bệnh nặng, đang trăng trối lại những lời cuối cùng cho con trai mình là Trần Quốc Tuấn.

   2.  Bửc tranh 2: Cảnh giặc Nguyên đem quân ồ ạt xâm lược nước ta.

  3. Bức tranh 3: Trần Quốc Tuấn đón tiếp Trần Quang Khải (chú ruột của vua Trần Nhân Tông).

   4. Bức tranh 4: Cảnh Trần Quốc Tuấn tự tay tắm gội cho Trần Quang Khải. (Trần Quốc Tuấn là anh con bác ruột của Trần Quang Khải).

   5. Bức tranh 5: Vua Trần Nhân Tông cùng với Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải và các vị bô lão ở hội nghị Diên Hồng.

   6. Bức tranh 6: Cảnh giặc Nguyên thua trận tan tác rút chạy về nước. 

Câu 2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.

    Vào năm 1235 khi Trần Quốc Tuấn mới 5, 6 tuổi thì ông Trần Liễu thân phụ của Trần Quốc Tuấn lâm bệnh nặng. Vi có hiềm khích với vua Trần Thái Tông nên lúc hấp hối, ông Trần Liễu dặn lại con: “Con hày vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thế nhắm mắt”. Biết cha không quên hận cũ, Quốc Tuấn đành gật đầu để cha yên lòng. Nhưng trong lòng ông không cho đó là điều phải, và luôn tìm cách giải mối hiềm khích trong gia tộc.

    Cuối năm 1284, nhà Nguyên lại kéo hàng chục vạn quân tràn sang xâm lược nước ta. Vua Trần Nhân Tông cho vời Trần Quốc Tuấn vào kinh. Đến Thăng Long, ông sai người mời thượng tướng Trần.Quang Khải (con vua Trần Thái Tông, chú ruột của vua) đến cùng bàn kế đánh giặc. Biết Quang Khải rất ngại tắm, ông sai nấu nước thơm và xin được tắm cho Quang Khải. Ông tự tay cởi áo cho vị tể tướng, dội nước thơm cho ngài và còn thân mật đùa dỡn: 

     - Hôm nay, thật may mắn, tôi được tắm hầu thái sư.

    Vị thái sư xúc động, vui vẻ đùa lại: 

   - Tôi mới thật may mắn được Quốc công Tiết chế tắm cho.

   Cuộc trao đôi trò chuyện rất chân tình cởi mở ấy, đã xóa đi mối hỉềm khích trong gia tộc, giúp nhưng con người trụ cột của triều đình xích gần lại với nhau.

    Hôm sau, hai người vào cung. Vua đã chờ sẵn để bàn việc.

    Nhà vua băn khoăn nói:

     - Ngày trước, giặc Nguyên đã bị đại bại. Nhưng lần này, chúng mạnh hơn trước bội phần. Các khanh xem có kế sách gì giữ yên xã tắc?

    Hưng Đạo trình bày toàn bộ kế hoạch của mình rồi nhấn mạnh:

     - Nên triệu gấp bô lão cả nước về kinh để luận bàn. Có sức mạnh nào bằng sức mạnh trăm họ. Anh em hòa thuận, trên dưới một lòng thì giặc kia dẫu có mạnh mấy cũng phai tan.

    Vua y lời. Vào một sáng đầu xuân 1285, bô lão từ mọi miền đất nước tụ hội về điện Diên Hồng. Vua hỏi:

     - Sư giả nhà Nguyên mang thư sang, xin mượn đường để đánh Chăm-pa, ý các ngươi thế nào?

    Hưng Đạo tâu: 

     - Cho giặc mượn đường là mất nước.

    Cả điện đồng thanh:

     - Không cho giặc mượn đường! 

    Vua hỏi tiếp:

     - Nên hòa hay nên đánh?

   Một lần nữa, cả hội trường như rung lên bởi tiếng hô:

     - Nên đánh!

     - Sát Thát!

    Quyết tâm của hội nghị đã giúp vua Trần lãnh đạo cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên toàn thắng. Đất nước thanh bình, hạnh phúc.

shoppe