Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia- tuần 27- soạn tiếng việt 5
Đề: Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta.
Bài làm
Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe hôm nay là một câu chuyện có thực một trăm phần trăm. Nó vừa xảy ra tại lớp tôi vào chiều hôm trước. Chuyện xảy ra như thế này.
“Sau tíết học sáng nay, chúng tôi được nghỉ tại chỗ một lát giáo có việc phải xuống văn phòng. Chúng tôi giục bạn Nam chơi trò ông Địa. Gương mặt của Nam hao hao giống Sác-lô, chỉ khác không cò chòm râu dưới mũi. Cũng mái tóc hơi xoắn, cắt tia gọn gàng. Cùng đôi mắt tròn xoe, cùng cái miệng chu chu... Sửa soạn một lúc, Mai bắt đầu vào trò. Miệng bạnh ra, hai mắt híp lại, đầu đội trái banh dập xẹp lép và nhét mấy quyển sách giả làm quạt mo, múa may quay cuồng theo nhịp miệng và nhịp đập bàn “tùng cheng, cheng tùng cheng” của các bạn trai khác. Tháy các bạn gái cười như nắc né, Nam càng phấn khởi bắt chước các thế võ múa may quay cuồng hăng hơn. Còn các bạn trai thì đập bàn hăng hơn. Tiếng vỗ kêu ầm ầm. Giữa lúc ấy, cô giáo bước vào, các bạn đập bàn bèn im bặt. Chỉ có Nam vẫn đang quay lưng ra cửa nên không biết, còn lớn tiếng quát:
- Cha chả, như ta đây là ông... Địa! Trống chiêng đâu sao không đánh tiếp cho ta múa.
Nói xong, ông Địa thu tiếp một thế võ, quay nửa vòng và dừng lại mặt đối mặt với cô giáo. Thế những cô vui vẻ nói:
- Chà, ông Địa dương oai diều võ dữ ta!
Rồi cô ôn tồn:
- Giờ chơi, các em có thể vui đùa thỏa thích nhưng đừng đập bàn và la hét gáy ồn ào quá mức!
Nam khoanh tay cúi người “Dạ... ạ... ạ" một tiếng rõ to giống giọng thị Hến làm các bạn phải bụm miệng cười.
Buổi sinh họạt lớp bắt đầu. Bạn lớp trượng sơ kết tình hình cùa lớp trong tháng. Lớp còn được nhà trường khen tặng là lớp xuất sắc và tổ của tôi là một trong hai tổ có nhiều thành tích nhất trong toàn trường về phong trào học tập. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dậy... Cuối buối sinh hoạt lớp một sự kiện bât ngờ xảy ra. Có tiếng gõ cửa và một chú chừng ba mươi tuổi tươi cười nhìn cô giáo. Cô giáo sừng sờ một lúc rồi vừa reo vừa chạy ra:.
- Trời! Hùng đấy hả!
Sau giây phút gặp gỡ cảm động, cô giáo giới thiệu với chúng tòi:
- Đây là một trong những học sinh đầu tiên của cô hồi cô vừa tối nghiệp trường Sư phạm ra.
Chú Hùng đứng bèn lẽn như người học trò mới nhập lớp. Chú nhìn chúng tôi xúc động:
- Chú vừa bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở nước ngoài về. Có thành quả hôm nay, chú chịu ơn rất nhiều người. Nhưng sâu nặng nhất là cô giáo của chú và cùng là của các cháu, người đã dìu dắt chú hình thành ước mơ trớ thành một nhà khoa học đầu tiên trong đời chú. Vì vậy khi về nước, người đầu tiên chú nghĩ đến đệểbáo cáo và cảm ơn là cô giáo... Giọng chú xúc động và cà chúng tôi tất thấy đều xúc động.
Thật không ngờ, sau khi biểu cô giáo một gói quà, chú nhìn cả lớp rồi hỏi:
- Ai là Nguyễn Thị Hồng Duệ? Ai là Văn Thành?
Tôi và bạn Thành rụt rè đứng lên, ngạc nhiên, không hiểu vì sao chú biết tên chúng tôi. Hai tay cầm hai gói quà, chú tươi cười nói:
- Chú tặng họa sĩ Thành một bộ tranh cua các họa sĩ nổi tiếng ở nước ngoài. Và tặng nhà thơ Hồng Duệ - tác giả của bài thơ “Con búp bê nhỏ của em”, một con búp bê. Chúc các cháu thực hiện được ước mơ cúa mình.
Mọi người ai cũng vui lây trước tình cảm thân thương của chú ấy. Mấy chục năm rồi mà chú ấy vẫn còn nhớ đến cô giáo của mình. Thật là một học sinh ngoan, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.