Đăng ký

IV. Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1: Trình bày khái quát đặc điểm khí hậu của đới ôn hoà (ôn đới) hoặc đới lạnh (hàn đới).

Trả lời:

  • Hai đới ôn hoà (ôn đới):

+ Nhiệt độ không khí trung bình năm dưới 200C, tháng nóng nhất không nhỏ hơn 100C.

+ Các mùa trong năm rất rõ rệt.

+ Lượng mưa trung bình năm dao động từ 500mm đến 1.000 mm.

+ Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới.

  • Hai đới lạnh (hàn đới):

+ Khu vực có băng tuyết hầu như quanh năm.

+ Nhiệt độ trung bình của tất cả các tháng trong năm đều dưới 100C.

+ Lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm.

+ Gió thổi thường xuyên là gió Đông cực đới.

Câu hỏi 2: Cuối tuần, lớp em dự định tổ chức đi dã ngoại một ngày. Đài khí tượng thuỷ văn có dự báo thời tiết ngày hôm đó như sau: nhiệt độ thấp nhất là 15°C, nhiệt độ cao nhất là 23°C; sáng sớm có sương mù, trời lạnh; trưa chiều hửng nắng, có lúc có mưa. Em cần chuẩn bị những gì để phù hợp với thời tiết của buổi dã ngoại đó?

Trả lời:

Ta cần chuẩn bị một chiếc áo ấm vì nhiệt độ có lúc xuống 15°C, trời lạnh. Có sương mù nên ta cần chuẩn bị thêm đèn pin, cùng với một chiếc ô đề phòng trời mưa. Ngoài ra cần thêm một số thứ như mũ, áo khoác chống nước, ủng và giày thể thao...

Câu hỏi 3: Em hãy nêu một số hoạt động mà bản thân và gia đình có thể làm để góp phần ứng phó biến đổi khí hậu.

Trả lời:

Một số hoạt động mà bản thân và gia đình có thể làm để góp phần ứng phó biến đổi khí hậu:

  •  Tiết kiệm điện, nước sinh hoạt hàng ngày.

  •  Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, hạn chế dùng than.

  •  Tham gia các hoạt động môi trường do trường/lớp/nơi ở tổ chức.

  •  Tham gia ngày môi trường, giờ Trái Đất.

  •  Tái chế các sản phẩm từ nhựa như chai lọ hoặc quần áo cũ.

  •  Đi bộ tới trường, đi xe đạp hoặc đi xe công cộng,…

Câu hỏi 4: Em hãy chuẩn bị một số nội dung để tuyên truyền về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu cho gia đình và những người xung quanh.

Trả lời:

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên quan gồm đại dương, đất đai, bề mặt Trái đất, và băng quyển như tăng nhiệt độ, băng tan, và nước biển dâng. Trước đây BĐKH diễn ra trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên, tuy nhiên thời gian gần đây, BĐKH xảy ra do tác động của các hoạt động của con người như việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp, thải ra môi trường khí nhà kính (ví dụ như khí CO2). Những diễn biến của BĐKH tại Việt Nam bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán: mưa kỷ lục, các đợt nắng nóng kỷ lục, nước biển dâng, thiên nhiên khắc nghiệt, khó lường trước, xuất hiện nhiều loại virus mới,... Việt Nam đã đưa ra những chính sách và triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Những chính sách này tập trung nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính và thích ứng với BĐKH: nâng độ che phủ rừng, giảm tỉ lệ hộ nghèo, xây dựng các khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão và 100% tàu, thuyền đánh bắt xa bờ có đủ thiết bị thông tin liên lạc, tăng diện tích rừng phòng hộ ven biển, trồng thêm rừng ngập mặn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân được chú trọng và nâng cao,...

shoppe