I. Sông, hồ
Câu hỏi 1: Đọc thông tin trong mục a, em hãy mô tả các bộ phận của một dòng sông lớn.
Trả lời:
Các bộ phận của một dòng sông lớn gồm có:
- Sông chính là nơi toàn bộ nước của một con sông được cung cấp nước từ các phụ lưu và đổ ra biển, đại dương bằng chi lưu.
- Chi lưu là nơi sông đổ ra biển và đại dương.
- Ranh giới lưu vực sông là toàn bộ khu vực có thể cung cấp nước cho dòng chảy.
- Phụ lưu là các con sông nhỏ cung cấp nước vào dòng chảy chính.
Câu hỏi 2: Xác định trên hình 1: lưu vực sông, dòng sông chính, phụ lưu, chi lưu
Trả lời: HS nhìn vào hình và xác định
Câu hỏi 3: Em hãy nêu mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông.
Trả lời:
Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông: vào mùa lũ, mực nước trong lòng sông dâng cao. Với những sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ nước mưa thì mùa lũ trùng với mùa mưa. Với những sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu là tuyết tan thì mùa lũ trùng với mùa xuân. Còn những sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ băng tan thì mùa lũ vào đầu mùa xuân.
Câu hỏi 4: Dựa vào các hình 2, 3 và hiểu biết của em, hãy nêu một số nguồn gốc hình thành hồ.
Trả lời:
-
Hồ móng ngựa (hồ vết tích của các khúc sông) là loại hồ hình thành do uốn khúc một con sông, qua thời gian, đoạn sông cũ trên dòng chảy mất đi tạo ra đường đi cho dòng sông mới, vết tích dòng sông cũ để lại. Ví dụ: Hồ Tây (Hà Nội)
-
Hồ nhân tạo là do con người hình thành nên.
-
Hồ băng hà được hình thành do băng hà di chuyển qua bào mòn mặt đất, đào sâu chỗ đất đá mềm để lại vũng nước lớn. Ví dụ: Phần Lan, Canada...
-
Hồ miệng núi lửa là hồ hình thành trên miệng trũng của núi lửa, nước tụ lại khi chảy ra sông
-
Hồ kiến tạo là loại hồ hình thành ở vùng đất bị sụt lún do động đất gây ra và di chuyển các mảng kiến tạo. Ví dụ: hồ ở Đông châu Phi.
-
Ở hoang mạc, gió tạo thành các cồn cát cao, chân cồn cát tạo thành nơi trũng, nước tụ lại thành hồ, các hồ này rất nông.
Câu hỏi 5: Dựa vào thông tin trong mục c và các hình 4, 5, em hãy lấy ví dụ cụ thể để minh họa về vai trò của nước sông, hồ.
Ví dụ cụ thể để minh họa về vai trò của nước sông, hồ:
-
Làm thủy điện: Đập thủy điện Hòa bình, đập thủy điện Trị An, đập thủy điện Thác Bà
-
Bến tàu du lịch trên sông Son - Hòa Bình
-
Nuôi trồng thủy sản ở lưu vực sông Sêrêpôk (một phụ lưu quan trọng của sông Mê Công)
-
Du lịch, khu sinh thái: Khu sinh thái Hồ Dụ, Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Hồ Gươm
-
Nước tưới cho sinh hoạt: Hồ Gia Măng.
Câu hỏi 6: Đọc thông tin trong mục d, quan sát hình 6 và dựa vào hiểu biết của em, hãy cho biết việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ có thể mang lại những lợi ích gì. Nêu ví dụ.
Trả lời:
Việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ có thể mang lại nhiều lợi ích:
-
Hiệu quả kinh tế cao (thủy sản, thủy điện, du lịch,…).
-
Hạn chế sự lãng phí nguồn tài nguyên nước.
-
Góp phần bảo vệ tài nguyên nước, tránh ô nhiễm,...
-
Ví dụ: Phát triển thủy điện Hòa Bình không chỉ có giá trị về thủy điện, cung cấp nước tưới tiêu cho người dân vùng xung quanh, mà còn có giá trị du lịch, nuôi thủy sản,…