I. Các dạng địa hình chính
Câu hỏi 1: Dựa vào hình 1.2 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi.
Trả lời:
Núi | Đồi | |
Quá trình hình thành | Núi được tạo thành từ quá trình kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm về trước | Được hình thành qua quá trình phong hóa, bóc mòn từ núi |
Dạng địa hình | Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh | Là dạng địa hình nhô cao nhưng không quá 200m so với vùng đất xung quanh |
So với mực nước biển | Từ 500 mét trở lên | Không quá 200m |
Hình dạng núi | Có đỉnh nhọn, sườn dốc | Đỉnh tròn, sườn thoải |
Câu hỏi 2: Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 102 - 103), kể tên một số dãy núi lớn trên thế giới.
Trả lời:
Một số dãy núi lớn trên thế giới: Hi-ma-lay-a, An-đét, Bruc-xơ, Drê-xen-bec, An-pơ, Thiên Sơn, An-lát,...
Câu hỏi 3: Quan sát hình 3, 4 và thông tin trong mục 1, em hãy nêu sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng.
Trả lời:
Sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng:
-
Giống: Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng
-
Khác:
Đồng bằng: là dạng địa hình thấp. Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. Có hai loại bình nguyên là: bình nguyên do băng hà bào mòn và bình nguyên bồi tụ(do phù sa các con sông bồi tụ). Giá trị kinh tế : thuận lợi tưới tiêu, gieo trồng các loại cây lương thực.
Cao nguyên: Có sườn dốc. Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. Giá trị kinh tế : thuận lợi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc. Kinh tế chậm phát triển hơn bình nguyên.
Câu hỏi 4: Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 102 - 103) , kể tên một số cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới.
Trả lời:
-
Cao nguyên: CN. Cô-lô-ra-đô, CN. Mông Cổ, CN, Pa-ta-gô-ni,...
-
Đồng bằng: ĐB. A-ma-dôn, ĐB. Bắc Âu, ĐB. Đông Âu, ĐB. Tây Xi-bia, ĐB. Ấn Hằng, ĐB. Hoa Bắc,...