Đăng ký

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 6: Tự nhận thức bản thân - GDCD 6 Cánh diều

I. Khởi động 

Đặt bàn tay trái của mình lên giấy rồi dùng bút vẽ hình bản tay sao cho bằng với kích cỡ, hình đáng thực của bàn tay. Điện vào bàn tay vừa hoàn thành trên giấy những nội dung sau:

Ngón cái: 3 đêm mạnh (ưu điểm) của em.

Ngón trỏ: 1 mục tiêu của em trong năm học này.

Ngón giữa: 1 điều em từng mơ ước đạt được.

Ngón áp út: 3 điều quan trọng nhất với em.

Ngón út: 3 điểm yếu (hạn chế) của em. Em hãy chia sẻ với các bạn về bàn tay ninh vừa vẽ nhé.

II. Khám phá 

1. Tự nhận thức bản thân

a. Đọc thông tin sau trả lời câu hỏi:

VƯỢT QUA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Ngọc học giỏi rất nhiều môn học, nhưng môn Khoa học tự nhiên luôn là trở ngại của em. Lần nào làm bài kiểm tra, Ngọc cũng bị điểm kém. Ngọc rất buồn và cảm thấy thất vọng về bản thân. Biết được điều này, cô giáo khuyên Ngọc nên tự khám phá bản thân và có niềm tin vào chính mình. Nghe lời khuyên của cô, Ngọc đã đặt mục tiêu khám phá điểm mạnh, điểm yếu và cố gắng vượt qua thử thách của môn học Khoa học tự nhiên. Kể từ đó, môn Khoa học Tự nhiên không còn là trở ngại đối với Ngọc nữa.  

Từ lời khuyên của cô giáo Ngọc đã làm gì để vượt qua trở ngại của bản thân?

Trả lời

Từ lời khuyên của cô giáo, Ngọc đã đặt mục tiêu khám phá điểm mạnh, điểm yếu và cố gắng vượt qua thử thách của môn Khoa học Tự nhiên để vượt qua trở ngại của bản thân. 

b. Quan sát hình ảnh trả lời câu hỏi:

Cả hai bạn Minh và Hằng đã tự nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình, còn em thì sao? 

Trả lời:

Em đã nhận ra điểm mạnh của điểm yếu của bản thân: Điểm mạnh của em là nhiệt tình, ham học hỏi và điểm yếu là ít nói, thiếu tập trung. 

Em hiểu thế nào là tự nhận thức bản thân?

Trả lời:

Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân. 

2. Ý nghĩa của  tự nhận thức bản thân

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi: 

TỰ TIN VÀO CHÍNH MÌNH

Quân sinh ra trong gia đình có nhiều khó khăn. Ba em mất sớm, mẹ thì ốm không thể lao động được. Quân bị suy dinh dưỡng, nên dù đã học lớp 8 mà em vẫn nhỏ như học sinh lớp 5. Dù vậy, Quân vẫn chẳng chịu kém ai. Em giúp mẹ làm mọi việc trong nhà, từ cơm nước, dọn dẹp đến trông em nhỏ. Việc học tập em lại càng chú tâm hơn. Em luôn xác định rõ mục tiêu phía trước của mình: Học để thành công, học để đổi đời. Quân ước mơ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho những người nghèo. 

Cuộc sống khó khăn nhưng Quân rất lạc quan và luôn tự tin vào chính mình. Quân cho rằng, tuy mình nhỏ nhưng mình có ý chí phấn đấu; mình phải quyết tâm vượt lên hoàn cảnh. 

a) Những nội dung nào trong thông tin trên cho thấy Quân đã tự tin vào bản thân? 

b) Theo em, tự nhận thức bản thân có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?

Trả lời: 

a) Những nội dung trong thông tin trên cho thấy Quân đã tự tin vào bản thân là: Quân vẫn chẳng chịu kém một ai. Em giúp mẹ làm mọi việc trong nhà, từ cơm nước, dọn dẹp đến trong em nhỏ. Việc học tập em lại càng chú tâm hơn. Em luôn xác định rõ mục tiêu phía trước của mình: Học để thành công, học để đổi đời. Quân ước mơ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho những người nghèo. Cuộc sống khó khăn nhưng Quận rất lạc quan và luôn tự tin vào chính mình.

b) Theo em, tự nhận thức bản thân có ý nghĩa: giúp chúng ta tin tưởng vào những giá trị của chính mình để phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm và kiên định với những mục tiêu đã đặt ra.

3. Các cách tự nhận thức bản thân

 Các bạn học sinh dưới đây đang sử dụng cách nào để có thể tự nhận thức bản thân?

Các bạn học sinh dưới đây đang sử dụng cách nào để có thể tự nhận thức Các bạn học sinh dưới đây đang sử dụng cách nào để có thể tự nhận thức 

 

Các bạn học sinh dưới đây đang sử dụng cách nào để có thể tự nhận thức

Trả lời: 

  • Hình 1: Bạn Mai suy ngẫm về ước mơ, sở thích và ưu điểm, nhược điểm của bản thân.

  • Hình 2: Bạn Tiến học hỏi về ưu điểm của bạn Hiếu (học sinh giỏi trong lớp), so sánh mình với tấm gương người tốt để nhận thức bản thân.

  • Hình 3: Tập trung nghe cô giáo giảng bài, lấy lời khen cô giáo làm động lực.

  • Hình 4: Bạn Tuấn đang lên kế hoạch thay đổi bản thân, đề ra mục tiêu "Tự tin nói trước đám đông".

(?) Ngoài những cách trên, em còn biết những cách tự nhận thức bản thân nào khác? 

  • Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách của bản thân.

  • So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, tự đánh giá của bản thân. 

  • So sánh mình với những tấm gương người tốt, việc tốt để thấy mình cần phát huy và cần cố gắng điều gì. 

  • Lập kế hoạch phát huy trừ điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân.

  • Ghi lại những cảm xúc và hành vi khi đối diện với các tình huống căng thẳng.

  • Liệt kê các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để đề ra hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.

III. Khám phá

1. Trong những việc làm sau, việc nào nên làm, việc nào không nên làm để tự nhận thức bản thân? Vì sao? 

A. Tự suy nghĩ về những nhược điểm của mình để sửa chữa. 

B. Hỏi những người thân và bạn bè về ưu điểm, nhược điểm của mình. 

C. Xem bói để tìm hiểu các đặc điểm của bản thân. 

D. Thường xuyên đặt ra các mục tiêu và tự đánh giá việc thực hiện mục tiêu. 

E. Luôn tự trách bản thân, ngay cả khi không có khuyết điểm. 

Trả lời

- Việc nên làm:

A. Tự suy nghĩ về những nhược điểm của mình để sửa chữa. Vì tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu… của bản thân. Khi xác định những nhược điểm của bản thân một cách đúng đắn, sẽ giúp ta tự nhận thức rõ khuyết điểm của bản thân từ đó đề ra cách khắc phục những điểm đó để hoàn thiện bản thân.

B. Hỏi những người thân và bạn bè về ưu điểm, nhược điểm của mình. Vì nhiều khi chính bản thân mình có thể không đánh giá đúng, khách quan về những ưu điểm, nhược điểm của mình. Nếu có những nhận xét, đánh giá của người khác về mình sẽ giúp mình tự nhận xét, tự đánh giá bản thân đầy đủ hơn.

D. Thường xuyên đặt ra các mục tiêu và tự đánh giá việc thực hiện mục tiêu. Vì khi đã tự nhận thức bản thân chúng ta cần đặt ra kế hoạch rèn luyện bản thân, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để học cách sống tích cực hơn tránh xa thói sống tiêu cực, phát triển bản thân.

- Việc không nên làm:

C. Xem bói để tìm hiểu các đặc điểm của bản thân. Vì chỉ có bản thân mới biết mình có ưu, nhược điểm gì. Xem bói là việc làm mê tín dị đoan. Tìm hiểu các đặc điểm của bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân.

E. Luôn tự trách bản thân, ngay cả khi không có khuyết điểm. Vì tự trách bản thân, ngay cả khi không có khuyết điểm sẽ làm nhụt đi ý chí và sự tự tin của bản thân. Chính mình phải biết rõ đâu là điểm dừng tốt nhất cho bản thân và đặc biệt biết tự đặt ra những mục tiêu thiết thực phấn đấu cho tương lai sau này. 

2. Hồng rất tự tin vào những ưu điểm của bản thân. Mặc dù hát không hay, nhưng Hồng luôn mơ ước trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Hồng nghĩ rằng, muốn làm ca sĩ thì không cần phải hát hay, chỉ cần xinh đẹp, ăn mặc thời trang, biết nhảy múa là được. 

Em có đồng ý với suy nghĩ của Hồng không? Vì sao?

Trả lời: 

Em không đồng ý với suy nghĩ của Hồng vì bản thân bạn phải có tài năng, thực lực về ca sĩ thì bạn mới có thể trở thành ca sĩ được. Hồng đang không tự nhận thức đúng về bản thân và không nhận thức đúng về nghề ca sĩ. Nếu cứ như vậy chắc chắn Hồng sẽ không thành công trong cuộc sống.

3. Bạn Minh ở lớp 6A có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên thường cảm thấy tự ti, mặc cảm về bản thân, nhiều lúc rất muốn thôi học. Một lần, Minh đã đọc trên báo về một tấm gương vượt khó, cũng có hoàn cảnh khó khăn như mình, nhưng đã nỗ lực vươn lên trở thành một sinh viên ưu tú, được ra nước ngoài học tập và thành đạt. Minh đã quyết tâm lấy tấm gương đó làm động lực để mình học giỏi và đạt được mơ ước. 

a) Minh đã sử dụng cách thức nào để tự nhận thức bản thân? 

b) Đề tự nhận thức bản thân tốt hơn, theo em bạn Minh nên áp dụng thêm cách thức nào nữa?

Trả lời:

a) Minh sử dụng cách thức là so sánh mình với những tấm gương có hoàn cảnh như mình trên báo để thấy mình cần quyết tâm và cần cố gắng hơn. 

b) Để tự nhận thức bản thân tốt hơn, theo em bạn Minh nên áp dụng thêm cách thức so sánh, nhận xét đánh giá của người khác về mình, lập kế hoạch phát huy ưu điểm, tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và mạnh dạn, quyết tâm theo đuổi ước mơ. Minh nên chia sẻ với bố mẹ, người thân mong muốn của bản thân và nhờ bố mẹ, người thân tư vấn, hỗ trợ cách thực hiện những ước muốn của bản thân.

IV. Vận dụng

1. Em hãy sưu tầm những câu chuyện nói về những người biết phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm của bản thân để hiện thực hóa ước mơ của mình.

Tuệ Minh phải chuyển lớp, phải xa các bạn lớp cũ, xa những người bạn thân đã gắn bó trong suốt một năm học. Những ngày đầu lớp còn chưa đoàn kết, có nhiều học sinh mới, thấy buồn vì mình chưa thực sự nỗ lực nên học chưa được tốt, rồi kỉ niệm của một lần bị ốm, được cả lớp quan tâm, chăm sóc, rồi thấy yêu và gắn bó với lớp mới hơn… Từ đó, Tuệ Minh đã thấy rằng mình là một con người đầy cảm xúc, nhạy cảm và dễ xúc động

2. Hãy xác định những điều em thấy hài lòng và những điều em chưa hài lòng về bản thân trong cuộc sống. Lập kế hoạch phát huy những điều em hài lòng và khắc phục những điều em chưa hài lòng theo bảng dưới đây:

Những điều hài lòng

Thân thiện, hòa đồng, tốt bụng

Cách phát huy

Luôn tích cực, kết giao nhiều bạn bè mới, giúp đỡ mọi người.

Những điều chưa hài lòng

Sợ đám đông

Cách khắc phục

Xung phong phát biểu, nói trước lớp nhiều hơn

 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe