Đăng ký

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 4: Tôn trọng sự thật - GDCD 6 Cánh diều

I. Khởi động
Cùng trao đổi, thảo luận:
Bình, Hưng và Minh cùng đi học. Trên đường đi Minh rẽ vào cửa hàng đồ chơi điện tử nên đến lớp muộn, nhưng Minh bảo với cô giáo là bị hỏng xe giữa đường.
Nếu em là Bình và Hưng, em sẽ lựa chọn cách ứng xử như thế nào? Vì sao?

Trả lời:
Nếu em là Bình và Hưng, em sẽ lựa chọn cách ứng xử là khuyên Minh nên nói sự thật với cô giáo rằng mình đến trễ do ham chơi điện tử thay vì bị hỏng xe giữa đường. Nhưng nếu Minh không đồng ý, em sẽ trực tiếp báo cáo cô giáo về hành vi sai trái của Minh. 
Chúng ta không nên nói dối như Minh bởi vì nói dối là một thói quen xấu, thể hiện mình là một người không trung thực, thật thà, do đó sẽ không được mọi người yêu quý và sẽ bị xa lánh, phê phán.   
II. Khám phá
1. Biểu hiện của tôn trọng sự thật 

  • Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi. 

GA-LI-LÊ VÀ CHÂN LÝ “VÌ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY"
“Từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến tận thế kỉ XVI, con người vẫn quan niệm rằng Trái Đất đứng yên, là trung tâm của vũ trụ. Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác quay quanh Trái Đất. Ga-li-lê (Galileo Galilei) là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học I-ta-li-e (Italia). Ông đã ủng hộ quan điểm cho rằng “Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ và Trái Đất cùng mọi hành tinh đều quay xung quanh nó”.
Tuy nhiên, trong thời kỳ Ga-li-lê sinh sống, quan điểm “Trái Đất là trọng tâm của vũ trụ và luôn đứng yên” được coi là quan điểm chính thống trong xã hội. Tất cả ý kiến phản bác lại điều đó đều không được chấp nhận. Vì vậy, quan điểm mà Ga-li-lê ủng hộ rằng “Trái Đất mới là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời” là trái ngược với quan điểm này bị cho là chống đối.
Vào ngày 22/6/1633, Ga-li-lê đã bị đưa ra trước toà án để xét xử. Tương truyền rằng, sau khi bước ra khỏi cửa toà án, ông đã bực tức nói to: "Dù sao Trái Đất vẫn quay!”.
(Theo Pháp luật đời sống - người đưa tin, ngày 23/6/2016)
Em hãy tìm ra từ ngữ nói lên “Sự thật” trong câu chuyện trên 
Câu nói nổi tiếng của Ga-li-ê “Dù sao Trái Đất vẫn quay” chứng tỏ ông là người như thế nào?Vì sao?

Trả lời: 
a. Từ ngữ nói lên “Sự thật” trong câu chuyện trên là “Trái Đất mới là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời”. Đó là sự thật mà Ga-li-ê tin và bảo vệ. Ông tôn trọng sự thật bằng tuyên bố của mình “Dù sao Trái Đất vẫn quay!”
b. Câu nói nổi tiếng của Ga-li-ê “Dù sao Trái Đất vẫn quay” chứng tỏ ông là một người biết tôn trọng sự thật, là người có niềm tin và kiên trì ủng hộ, cố gắng đấu tranh cho niềm tin của mình.

  •  Tìm hiểu những biểu hiện của tôn trọng sự thật

Trao đổi, thảo luận nhóm về biểu hiện của tôn trọng sự thật trong các trường hợp sau:
(1) Việc học sinh cần làm để thầy cô giáo biết, khi:
- Bạn ngồi bên cạnh hay nhìn bài của mình để được điểm tốt?
- Một nhóm bạn mất đoàn kết, hoặc cãi nhau?
- Bạn thân của mình không học bài, làm bài tập ở nhà?
(2) Việc học sinh cần làm để bố mẹ biết, khi mình:
- Bị điểm kém trong học tập?
- Bị bạn trong lớp, trong trường bắt nạt?
(3) Việc em cần làm khi chứng kiến kẻ gian lấy trộm đồ của người khác, hành vi cố tình làm hỏng công trình công cộng,...
Từ trao đổi trên, em hãy cho biết, tôn trọng sự thật có biểu hiện như thế nào trong cuộc sống?

Trả lời: 
Việc học sinh cần làm để thầy cô giáo biết, khi: 
 - Bạn ngồi bên cạnh hay nhìn bài của mình để được điểm tốt: Trước tiên, việc em cần làm là khuyên răn người bạn cùng bàn của mình không nên làm như vậy nữa, thay vào đó, nếu có thắc mắc hoặc không biết làm bài, em có thể chỉ bài, động viên bạn học bài cùng mình và cố gắng học tập, chăm chỉ, siêng năng hơn. Nếu bạn đó không đồng ý và tiếp tục làm vậy, em sẽ báo cáo trực tiếp cho giáo viên và lớp để phê phán hành vi xấu. 
- Một nhóm bạn mất đoàn kết, hoặc cãi nhau: Em sẽ khuyên các bạn, phân tích, giải thích cho các bạn không nên làm như vậy và hậu quả của việc mất đoàn kết giữa tình bạn với nhau. Sau đó, sẽ báo cáo tình hình cho giáo viên nghe để có thể có thêm những lời khuyên bổ ích để giải quyết vấn đề.
- Bạn thân của mình không học bài: Em sẽ khuyên nhủ bạn nên chăm chỉ và cố gắng học bài, làm bài. Em giúp đỡ bạn, hướng dẫn bạn những bài khó. Em trình bày cho cô giáo về trường hợp của bạn và xin cô có cách giải quyết giúp bạn tốt hơn.
Việc học sinh cần làm để bố mẹ biết, khi mình:
- Bị điểm kém trong học tập: Em sẽ thú nhận với bố mẹ của mình về vấn đề đó và hứa với bố mẹ sẽ học tập chăm chỉ hơn và cố gắng hơn trong lần kiểm tra sắp tới, đạt thành tích tốt nhất.
- Bị bạn trong lớp, trong trường bắt nạt: Em sẽ chia sẻ sự việc với bố mẹ và nghe lời khuyên của bố mẹ.
Việc em cần làm khi chứng kiến kẻ gian lấy trộm đồ của người khác, hành vi cố tình làm hỏng công trình công cộng,...:  Em sẽ la lên để mọi người xung quanh có thể nghe thấy và cùng phê phán hành vi xấu của người có những hành vi đó. 
Từ trao đổi trên, theo em, tôn trọng sự thật có những biểu hiện sau đây: học sinh nói đúng sự thật với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh; người dân nói thật, cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm; nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thể không có lợi cho mình.


2. Vì sao phải tôn trọng sự thật
Mai và Thảo cùng học lớp 6C đo Mai làm lớp trưởng. Hai bạn rất thân với nhan. Mai học giỏi, còn Thảo thì học hành chưa được chăm chỉ, hay thiếu bài tập vẽ nhà. Là cán bộ lớp, Mai báo cáo với cô giáo về tình hình chuẩn bị bài của lớp mình, nhưng lại không báo cáo với cô về tình hình của Thảo.
Trong việc này, ở lớp có các ý kiến khác nhau:
Có ý kiến cho rằng, Mai làm như vậy thể hiện Mãi là một người bạn tốt của Thảo.
Một số ý kiến khác thì cho rằng, Mai làm như vậy là không nói đúng sự thật, cũng không tốt cho Thảo.
a) Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao?
b) Nếu em là Mai, em sẽ làm gì? Vì sao?

Trả lời:
a) Em đồng ý với ý kiến khác vì Mai làm vậy là bao che hành vi xấu cho Thảo, không nói sự thật cho cô giáo về tình hình của Thảo. 
b) Nếu em là Mai, em sẽ khuyên nhủ, động viên Thảo chăm chỉ học tập hơn, hoàn thành bài tập đúng giờ và nếu Thảo còn tiếp tục như vậy, em sẽ báo cáo cô giáo. 


III. Luyện tập
1. Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào dưới đây? Vì sao?
A. Luôn đồng ý và nói theo số đông.
B. Luôn nói đúng những điều có thật.
C. Luôn bảo vệ ý kiến và việc làm của minh.
D. Luôn phê phán những người không cùng quan điểm với mình.

Trả lời: 
Em đồng tình với hành vi B vì luôn nói đúng sự thật. 
Không đồng tình với hành vi A vì số đông đôi khi không hoàn toàn đúng giống như câu chuyện của Ga-li-ê
Không đồng tình với hành vi C vì đôi khi ý kiến và việc làm của mình đôi lúc chưa đúng, ví dụ như bao che.
Không đồng tình với hành vi D vì quan điểm của mình có khi không hoàn toàn đúng. 


2. Sau khi học xong bài “Tôn trọng sự thật”, Linh cho rằng trong cuộc sống không phải bao giờ cũng nên tôn trọng sự thật, cần tuỷ theo từng trường hợp mà ứng xử cho phù hợp.
Em đồng ý hay không đồng Ý với suy nghĩ của Linh? Vì sao?
    
Trả lời:
Em đồng ý với suy nghĩ của Linh vì không phải lời nói dối nào cũng xấu, có những lời nói dối mang ý nghĩa tích cực với người khác. Ví dụ như một người bị ung thư sắp chết, nhưng ta nói dối để họ có niềm tin hơn trong việc chữa trị.
 
3. Nếu một người bạn thân của em nói xấu, nói sai về một người khác, em sẽ lựa chọn phương án giải quyết nào sau đây? Vì sao?
A. Xa lánh, không chơi với bạn nữa.
B. Bỏ qua, coi như không biết.
C. Khuyên bạn nên nhận lỗi, sửa chữa và luôn nói rõ sự thật.
D. Vẫn chơi với bạn, nhưng không tin bạn như trước nữa.

Trả lời:
Em sẽ chọn phương án C vì bạn là một người bạn thân của em, em cũng nên có những hành động tốt tác động đến bạn để bạn thay đổi và hoàn thiện bản thân mình hơn. 
 
4. Em hãy kể lại một việc làm thể hiện tôn trọng sự thật hoặc không tôn trọng sự thật trong cuộc sống mà em biết.
Trả lời:
Bạn Nam là một học sinh chăm chỉ, siêng năng học tập và có những thành tích tốt trong lớp. Bạn cũng là một người thẳng thắn, dám làm và dám nhận lỗi cũng như sẵn sàng đứng lên phê phán các hành vi không tốt như quay cóp trong như kiểm tra, xả rác bừa bãi trong lớp,...
 
IV. Vận dụng
1. Xây dựng thông điệp về chủ để “Tôn trọng sự thật”:
Mỗi nhóm xây dựng một thông điệp về chủ để “Tôn trọng sự thật” và ghi ra giấy. Trưng bày, giới thiệu thông điệp của các nhóm trước lớp. Bình chọn thông điệp hay nhất.

Trả lời: 
“Sự thật tạo nên một xã hội công bằng, văn minh và tiên tiến”, “Sự thật giúp ta có niềm tin và cuộc sống”, “Sự thật giúp ta lạc quan hơn”,....


2.  Lập một hòm thư mở của lớp “Hòm thư nói thật”:
Mỗi học sinh tự viết thư cho một bạn trong lớp về việc mình đã nói dối bạn một lần nào đó. Bức thư có ghi tên người nhận, nhưng không cần ghi tên người gửi. Trong giờ sinh hoạt lớp hằng tuần, giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng sẽ lấy ra một hoặc một vài bức thư và đọc to trước lớp.

Trả lời: 
Gửi Nam,
Mình xin lỗi bạn vì đã nhìn bài bạn trong kỳ kiểm tra vừa rồi. Mình hứa lần sau sẽ không như vậy nữa và cố gắng học tập, học hỏi từ bạn hơn. 
 

shoppe