Đăng ký

Hướng dẫn soạn Ôn tập bài 2 lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn soạn Ôn tập bài 2 lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách soạn bài Ôn tập bài 2 trang 58 ngữ văn 6 mới tập 1 Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo để chuẩn bị bài tốt hơn tại nhà. Đây sẽ là phần tổng kết lại nội dung mà học sinh đã được học qua bài 2, mời các bạn cùng đón đọc!

Câu hỏi 1: Hãy tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề của các truyện đã đọc vào bảng theo mẫu sau

Trả lời:

Tên truyện

Tóm tắt cốt truyện

Chủ đề truyện

Sọ Dừa

Ngày xưa, có đôi vợ chồng nọ đã già nhưng vẫn chưa có con, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi và uống phải nước từ cái sọ dừa thì bỗng có thai. Khi sinh ra chỉ thấy một đứa bé tròn như quả dừa, không có chân tay. Thấy con xin mình, nên bà mẹ đã giữ lại và đặt tên cho nó là Sọ Dừa. Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Khi chăn bò, sẽ có ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Cả ba cô chỉ có cô con gái út là đối xử với cậu tử tế. Cậu đem lòng thương yêu nên nhờ mẹ hỏi cưới. Phú ông thách cưới thật to nhưng Sọ Dừa vẫn tìm đủ lễ vật. Trong lễ cưới, Sọ Dừa biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Sau đó, nhờ chăm chỉ học hành đèn sách, Sọ Dừa đã đỗ trạng nguyên và được vua cử đi nước ngoài. Trước khi chia tay vợ, chàng đã đưa cho vợ mình một hòn đá lửa, một con dao cùng hai quả trứng. Chính nhờ những vật đó mà cô vợ thoát chết khi bị hai người chị hãm hại. Từ đó về sau, cả hai vợ chồng có một cuộc sống vô cùng hạnh phúc.

Ước mơ của nhân dân ta về xã hội công bằng, quan niệm ở hiền gặp lành, người tốt được hạnh phúc và kẻ ác sẽ bị trừng phạt

Em bé thông minh

Ngày xưa, có một vị vua sai viên quan đi khắp nơi tìm người tài. Trên đường đi, viên quan tìm thấy một cậu bé dù nhỏ tuổi nhưng có trí thông minh và sự nhanh nhạy cao. Vua hay tin đã đưa ra thêm các tình huống cùng câu đố oái oăm để thử tài cậu bé. Cậu bé mỗi lần đều giải đố thành công. Về sau, có một sứ thần ra câu đố hóc búa và cậu đã đem trí thông minh của mình giúp cho đất nước tránh khỏi chiến tranh. Từ đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên và được ban cho dinh thự.

Ca ngợi, đề cao trí thông minh dân gian và phẩm chất trí tuệ của người lao động được đúc kết từ vốn sống phong phú.

Non-bu và Heng-bu

Ngày xưa, trong một gia đình nọ có hai anh em. Người anh tên là Non-bu, là một người tham lam nên đã dành hết tài sản mà cha mẹ để lại. Còn người em là Heng-bu vì hiền lành nên cũng không oán trách mà luôn chăm chỉ, siêng năng làm việc và giúp đỡ người khác. Một lần nọ, có một đôi chim nhạn đến làm tổ trên mái nhà người em. Người em đã cứu giúp cho con chim nhạn thoát khỏi hiểm nguy và đến mùa xuân, đôi chim nhạn đã bay về trả ơn. Chúng mang cho người em một quả bầu. Chàng mang bầu đêm trồng và khi ra quả, bổ bầu ra thấy rất nhiều châu báu, tiền bạc.

Thấy người em trở nên giàu có, người anh tham lam đã làm theo. Hắn ta bẻ chân con chim nhạn con, và khi nhận được hạt bầu, trồng ra quả thì bổ quả ra chỉ toàn thấy tráng sĩ, yêu tinh xuất hiện. Người anh từ đó trở thành ăn mày nhưng được người em thương xót và đón gia đình người anh đến ở cùng.

Ước mơ của nhân dân ta về một cuộc sống công bằng, người hiền sẽ gặp lành, kẻ ác sẽ gặp quả báo.

Câu hỏi 2: Em thích nhất truyện nào trong các truyện trên? Vì sao?

Trả lời:

Em thích nhất câu chuyện Sọ Dừa vì nó là câu chuyện cổ tích Việt Nam, thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân ta về quan niệm “ở hiền gặp lành”. Nhân vật dù có vẻ ngoài xấu xí nhưng qua từng tình huống, phẩm chất tốt đẹp của nhân vật sẽ được bộc lộ. Đồng thời, những chi tiết truyện sẽ giúp họ đổi đời và có một cuộc sống hạnh phúc.

Câu hỏi 3: Theo em, để có thể kể lại truyện cổ tích một cách sinh động, hấp dẫn (bằng hình thức viết và nói) thì cần phải chú ý những điều gì?

Trả lời:

* Với hình thức viết:

  • Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết: cần tìm đọc truyện và ghi nhớ những chi tiết, nhân vật và cốt truyện.

  • Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý: cần đọc kĩ truyện và tìm ý cho truyện, sắp xếp theo trình tự diễn biến của câu chuyện. 

  • Bước 3: Viết bài: cần đảm bảo thể hiện đầy đủ những đặc điểm của bài kể lại truyện cổ tích.

* Với hình thức nói:

  • Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích nói.

  • Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài nước, sử dụng thêm hình ảnh, tư liệu để bài được hấp dẫn và sinh động.

  • Bước 3: Kể chuyện, cần chú ý giọng điệu kết hợp với cử chỉ, điệu bộ và nét mặt. Nên chọn ngôi kể phù hợp và tránh dùng ngôn ngữ viết.

Câu hỏi 4: Truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

Trả lời:

Truyện cổ tích là giá trị văn hóa của dân tộc được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Mỗi một câu chuyện cổ tích đều đem lại những bài học hay, có ý nghĩa sâu sắc và mang đậm giá trị văn hóa dân tộc được hình thành từ đời cha ông ta. Đồng thời, truyện cổ tích cũng giúp cho thế hệ mai sau hiểu thêm về văn hóa tinh thần của đất nước trong quá khứ.

Đó là cách soạn bài Ôn tập bài 2 lớp 6 trong bộ sách ngữ văn Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn chuẩn bị bài tốt hơn tại nhà! Chúc bạn luôn học tốt môn Ngữ văn trong bộ sách mới này!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe