Hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.
Đề bài
Hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.
Hướng dẫn giải
dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 127, 128 để nhận xét, đánh giá.
Lời giải chi tiết
*Những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX:
Lĩnh vực
Ưu điểm
Hạn chế
Nông nghiệp
+ Nhà nước ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.
+ Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.
+ Ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.
+ Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.
Thủ công nghiệp
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.
+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
Do nhu cầu của nhà nước, do chế độ công tượng hà khắc, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
Thương nghiệp
Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.
+ Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
+ Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.
Lĩnh vực
Ưu điểm
Hạn chế
Nông nghiệp
+ Nhà nước ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.
+ Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.
+ Ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.
+ Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.
Thủ công nghiệp
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.
+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
Do nhu cầu của nhà nước, do chế độ công tượng hà khắc, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
Thương nghiệp
Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.
+ Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
+ Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.