Đăng ký

Đọc tình huống 2

Dưới đây là hướng dẫn soạn văn lớp 6 Đọc tình huống 2 Làm thế nào để bày tỏ tình cảm với ba mẹ trang 101 trong bộ sách Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo để chuẩn bị bài tốt hơn tại nhà. Hi vọng các bạn học sinh sẽ nắm rõ bài học hơn trong chương trình học tập mới này!

Nếu em là Lớp Trưởng Thông Thái, em sẽ giúp bạn Siêu Nhân giải quyết tình huống như thế nào? 

Siêu Nhân thân mến,

Mình là Lớp Trường Thông Thái đây. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cũng như vấn đề mà bản thân đang gặp phải đến cho mình. Mình cảm thấy khá là vui khi có thể giúp đỡ bạn giải quyết khó khăn này. 

Thường thì chúng ta dễ bày tỏ tình cảm với ba mẹ khi còn nhỏ, khi còn ở lứa tuổi hồn nhiên, vô tư, không có suy nghĩ gì nhiều. Tuy nhiên, khi lớn lên chúng ta sẽ thường ngại ngùng không dám bày tỏ tình cảm một cách trực tiếp. Bạn cũng đừng lo lắng vì đây là tâm lý, suy nghĩ thông thường của lứa tuổi này. Thay vào đó, chúng ta có thể bày tỏ qua những lời nói quan tâm giản đơn, hỏi han hay những hành động hằng ngày như phụ giúp việc nhà, phụ mẹ nấu ăn; cố gắng học tập thật giỏi, đạt nhiều thành tích cao để bố mẹ vui lòng và tự hào. 

Bạn Siêu Nhân phân vân không biết nên chọn món quà gì thì bạn có thể vẽ một bức tranh gia đình tặng mẹ. Với mẹ, bạn luôn là món quà vô giá trong cuộc đời, bức tranh sẽ giúp bạn thể hiện tình cảm với mẹ mình. Bạn có thể bày tỏ theo suy nghĩ riêng của mình nhưng quan trọng nhất là tấm lòng, tình cảm, sự chân thành mà bạn đặt vào món quà đó. Vì vậy, bạn hãy tự tin bày tỏ tình cảm với ba mẹ mình nhé! Ba mẹ sẽ luôn yêu thương bạn!

Chúc bạn sẽ thành công trong việc tặng quà bố mẹ nhé!

Thân gửi,

Lớp Trưởng Thông Thái

HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết

a. Đọc hiểu tình huống

  • Khi còn học tiểu học, Siêu Nhân dễ dàng thổ lộ tình cảm với ba mẹ: “Mình có thể ôm ba mẹ thật chặt, nắm tay ba mẹ thật lâu”, “Mình thường hỏi bố mẹ khát nước không rồi mình pha nước chanh cho mẹ uống”, “Mình có thể nói với bố mẹ là mình yêu thương ba mẹ nhất”. Đó là những hành động đáng yêu, hiếu thảo, đáng khen ngợi. 

  • Lên lớp 6, Siêu Nhân cảm thấy khó bày tỏ cảm xúc với bố mẹ. Đó là suy nghĩ thông thường của lứa tuổi vì thấy mình đã lớn, ngại nói lời yêu thương mà để trong lòng. 

  • Liệt kê những việc mà Siêu Nhân muốn Lớp Trưởng Thông Thái giúp đỡ, hỗ trợ: “Cách nào là cách tặng quà hay nhất? Ngoài những cách trên, còn cách nào khác nữa không? Mình nên bày tỏ theo sở thích riêng, suy nghĩ riêng hay là mình sẽ hỏi mẹ thích mình làm gì tặng mẹ nhân dịp sinh nhật?”

  • Theo em, câu hỏi khó nhất của Siêu Nhân là việc lựa chọn món quà như thế nào vì đứng ở vị trí người ngoài, thật khó để biết và hiểu bố mẹ của Siêu Nhân thích món quà nào nhất. 

  • Vấn đề mà Siêu Nhân gặp là vấn đề thường xảy ra với lứa tuổi của em.

b. Nhận biết vấn đề trọng tâm

  • Tình huống đặt ra nhiều câu hỏi, vấn đề trọng tâm là chọn cách thể hiện tình cảm.

  • Căn cứ xác định trọng tâm:

  • Bạn nêu ra vấn đề: “Vậy mà sao bây giờ lên lớp 6, mình thấy thật khó để bày tỏ cảm xúc với ba mẹ mình” 

  • Bạn nêu ra rất nhiều phương hướng và bày tỏ khó khăn trong việc chọn lựa: “Mình sẽ vẽ một bức tranh về gia đình mình?”, “Mình sẽ sáng tác một bài hát về tình cảm gia đình”, “Hay mình làm một bài thơ, kể lại câu chuyện về tình cảm gia đình”, “Mình phải làm gì bây giờ?Hãy giúp mình nhé” 

Bước 2: Tìm kiếm và lựa chọn giải pháp

a. Thu thập thông tin, ý tưởng:

  • Liệt kê những hiểu biết mà em cho là cần thiết để có thể giải quyết tình huống: 

  • Các kiến thức cơ bản về đặc điểm vẽ tranh, bài hát, truyện, thơ:

  • Các khái niệm về vẽ tranh, bài hát, truyện, thơ

  • Cách thức vẽ tranh, bài hát, truyện, thơ

  • Vai trò của vẽ tranh, bài hát, truyện, thơ

  • Các yêu cầu, điều kiện để có thể vẽ tranh, sáng tác bài hát, thơ:

  • Dụng cụ vẽ tranh, tài liệu về sáng tác bài hát, thơ

  • Bố cục tranh hợp lý, bài hát có nhịp điệu, thơ có vần

  • Các cách thức thể hiện tình cảm (Và những điều cần lưu ý) trong dịp sinh nhật người thân: 

  • Vẽ tranh gia đình, bài hát tặng Mẹ/Bố, phụ giúp việc nhà, nấu ăn, quà tặng gấp giấy, bức thư bày tỏ tình cảm,....

  • Lưu ý: Cần sử dụng phương tiện, công cụ phù hợp và thể hiện sự tôn trọng, biết ơn đối với bố mẹ.

b. Lựa chọn những cách thức phù hợp để thu thập thông tin, ý tưởng

  • Nhớ lại xem mình đã gặp những tình huống nào tương tự và mình đã giải quyết như thế nào: Bản thân em đã tự tay cắm bông nhân dịp sinh nhật của mẹ

  • Ghi lại cảm xúc của em khi xem một bức tranh, nghe một bài hát, đọc một bài thơ, một câu chuyện về gia đình: Em cảm nhận được tình yêu thương gia đình, bố mẹ là người em cần quý trọng, biết ơn nhiều nhất, cảm thấy bố mẹ luôn là người đứng sau hỗ trợ và bao dung cho em, vì vậy, em cảm thấy mình cần phải cố gắng hơn nữa để báo hiếu bố mẹ. 

  • Hỏi bố mẹ, thầy cô, anh chị, bạn bè hoặc đọc sách báo, tìm thông tin trên Internet và tham khảo cách giải quyết tình huống. 

c. Tìm kiếm giải pháp

Tham khảo các gợi ý sau và nghĩ ra giải pháp của mình. 

  • Viết bài văn, lá thư, vẽ một bức tranh, sáng tác bài thơ, câu chuyện để trao đổi, bàn luận, thuyết phục bạn. Khuyên bạn cân nhắc giữa khả năng của mình và sở thích của mẹ để lựa chọn hướng giải quyết phù hợp.

  • Thực hiện một đoạn phim ngắn để giới thiệu, hướng dẫn bạn: 

  • Các nguyên tắc, cách thức chung khi thể hiện tình cảm với người thân yêu: Tôn trọng, biết ơn, chân thành và yêu thương.

  • Cách tặng quà, “của cho không bằng cách cho”: Tặng quà bất ngờ, với thái độ tôn trọng, yêu quý và chân thành. 

d. Lựa chọn giải pháp

Cần cân nhắc:

  • Thế mạnh của em là gì (khả năng viết, vẽ, thực hiện đoạn phim,...)? 

  • Khả năng của em là viết và vẽ. 

  • Nên sử dụng kiểu bài nào trong các kiểu bài mà em đã học để thể hiện giải pháp? Em có những hiểu biết và kĩ năng gì để tạo lập các kiểu bài ấy? 

  • Nên sử dụng kiểu bài trình bày và giải thích sản phẩm mà em đã học

  • Đối với vẽ, cần phải có bố cục, sự phối hợp màu sắc phù hợp.

  • Đối với viết, cần phải có bố cục rõ ràng, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục

  • Em có các điều kiện về cơ sở vật chất và thời gian như thế nào để thực hiện giải pháp?

  • Cơ sở vật chất: Máy tính, tư liệu, dụng cũ vẽ, tranh ảnh, clip, điện thoại….

  • Thời gian: Phân chia thời gian hợp lý, thời gian tặng phù hợp

Bước 3: Thực hiện

Lập kế hoạch thực hiện giải pháp bằng dàn ý hoặc sơ đồ. Tiến hành thực hiện sản phẩm theo giải pháp đã lựa chọn. 

Xác định vấn đề cần giải quyết → Tìm kiếm và lựa chọn giải pháp → Thực hiện sản phẩm theo giải pháp.

Đó là cách soạn văn lớp 6 Đọc tình huống 2 trang 101 trong chương trình sách mới Chân trời sáng tạo mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe