Đăng ký

[Chân trời sáng tạo] Soạn Thực hành Tiếng việt bài 6 văn 6 mới

[Chân trời sáng tạo] Soạn Thực hành Tiếng việt bài 6 văn 6 mới

     Soạn bài Thực hành Tiếng việt bài 6 dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh biết cách sử dụng các từ trong ngoặc kép với dụng ý riêng để cho bài viết luôn hấp dẫn và sinh động. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo tại đây!

Câu 1: Tìm trong văn bản Tuổi thơ tôi các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép. Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả bằng cách điền thông tin vào bảng sau:

 

Từ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý tác giả

Thảm thiết

Nỗi đau khổ thống thiết

Câu văn buồn, đau đớn

Trùm sò

Kẻ cầm đầu nhóm vô lại

Cầm đầu trong lớp

Làm giàu

Tích lũy nhiều của cải, tiền bạc

Tích lũy đồ chơi như viên bi

Võ đài

Đài đấu võ

Nơi các con dế đấu với nhau

Cao thủ

Người có khả năng ứng phó hơn hẳn người khác

Con dế đáng gờm, khó tìm, có thể hạ gục mọi đối thủ

Trả thù

Gây tai hoạ cho người đã gây hại cho mình hoặc người khác

Hả hê khi thấy người mình ghét gặp chuyện.

Cử hành tang lễ

Tổ chức tang lễ cho người đã mất

Tổ chức đám tang cho con dế một cách trang nghiêm.

Câu 2: Hãy đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong câu ấy.

Tất cả mọi người đều hân hoan vỗ tay chào đón “cây hài” của lớp.

“Cây hài”: chỉ người có khiếu hoạt ngôn, có khả năng gây cười cho mọi người.

Câu 3: Văn bản Con gái của mẹ có mấy đoạn?

Văn bản “Con gái của mẹ” gồm hai đoạn:

  • Đoạn 1: nói về tình cảm mẹ dành cho con.

  • Đoạn 2: nói về tình yêu thương mà người con dành cho mẹ.

Câu 4: Tìm câu chủ đề (nếu có) trong các đoạn văn sau:

Đoạn đầu tiên

Bài ca có thể là lời của cô gái. Nhân buổi sáng đi thăm đồng, lòng phơi phới ngắm nhìn cảnh đồng quê tràn đầy sức sống, cô thấy chính cô cũng tươi trẻ, tràn đầy sức sống như những “chẽn lúa đòng đòng", "phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” kia. Phải chăng, đó là một lời tự khen thầm kín và hồn nhiên?

Câu chủ đề: Bài ca có thể là lời của cô gái

Đoạn thứ hai

Không phải ngày phiên, nên chợ vằng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi bôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

Đoạn không có câu chủ đề.

Viết ngắn: Viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn đó có sử dụng dấu ngoặc kép.

 

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

      Đối với em, mẹ chính là điểm tựa tinh thần, là người quan trọng mà em yêu thương nhất và là động lực để em cố gắng mỗi ngày. Ngày bé, bố em thường đi làm xa, một mình mẹ ở nhà chăm lo và tảo tần mọi thứ trong gia đình. Dẫu trăm công nghìn việc, nhưng mẹ vẫn luôn dành thời gian để chăm sóc cho ba đứa con nhỏ bé. Em sao quên được những ngày ốm nặng có mẹ luôn túc trực cả đêm dài bên giường, làm sao quên được hình ảnh người mẹ gầy yếu nhưng có sức mạnh phi thường, sẵn sàng “xông pha” làm mọi thứ không ngại khó khăn vì con cái, vì gia đình. Vì thế, dù cho gia đình có khó khăn, mẹ vẫn cho chúng em đi học đầy đủ và em có được như ngày hôm nay đều phần lớn nhờ mẹ dạy dỗ, bảo ban. Em sẽ luôn luôn ghi nhớ và biết ơn sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho mình, để rồi không ngừng nỗ lực, phấn đấu để mẹ luôn yên tâm, vui lòng.

    Bên trên là hướng dẫn soạn bài Thực hành Tiếng việt bài 6 mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn có thể soạn bài đầy đủ hơn trước khi đến lớp! Đừng quên đón đọc các bài soạn khác trong Chân trời sáng tạo tại CungHocVui.

 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào