Đăng ký

[Chân trời sáng tạo] Soạn Những cánh buồm- Văn 6 mới

[Chân trời sáng tạo] Soạn Những cánh buồm 

     Dưới đây là cách soạn văn Những cánh buồm - một bài học thuộc chương trình Ngữ văn 6, bộ sách Chân trời sáng tạo mà bạn có thể tham khảo. Từ bài viết, bạn sẽ cảm nhận rõ nét hơn về tình cảm cha con nói riêng và tình cảm gia đình thiêng liêng nói chung. Mời bạn đón đọc tại đây!

 Soạn Những cánh buồm văn 6 Chân trời sáng tạo- CungHocVui

Soạn Những cánh buồm văn 6 Chân trời sáng tạo

Phần I: Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Gia đình là nơi chúng ta gắn bó và có nhiều kỉ niệm. Hãy nhớ lại một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân để chia sẻ với các bạn trong lớp.

     Vào năm em 8 tuổi, em bị bố mẹ mắng nên đã nảy lên ý định sẽ bỏ nhà ra đi. Trưa hôm đó, khi bố mẹ đang ngủ, em đã lén bỏ một số vật dụng cần thiết vào balo và viết một lá thư gửi cho bố mẹ. Sau khi để thư trên bản, em nhón chân trốn ra khỏi nhà. Không biết đi đâu cả, thế là em đi bộ đến nhà ngoại ở gần đấy. Thấy em, ngoại rất ngạc nhiên, còn em thì khóc toáng lên kể lể sự oan ức của mình. Sau khi em kể xong, bà ngoại đã vỗ về an ủi em và phân tích lỗi sai của em. Em nghe xong cảm thấy rất hối hận và lo sợ sẽ bị bố mẹ đánh vì dám bỏ nhà ra đi.

     Sau đó, ngoại gọi bố mẹ đến đón em về. Khi về nhà, bố mẹ không la mắng hay đánh đập như em nghĩ. Bố chỉ im lặng, còn mẹ thì khóc đỏ hoe vì lo lắng. Em cảm thấy rất có lỗi. Đến tối, em đã vẽ một bức tranh tặng bố mẹ và xin lỗi bố mẹ. Bố mẹ cũng đã xin lỗi em vì đã không thấu hiểu em. Nhưng bố vẫn nghiêm khắc phê bình em vì đã khiến bố mẹ lo lắng. Em cảm thấy hối hận, cũng cảm thấy rất vui vì gia đình em đã hiểu nhau hơn sau chuyện đó.

Phần II: Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi 1:  Em hình dung như thế nào về hình ảnh người cha và con qua câu thơ "Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng/ Nghe con bước lòng vui phơi phới"?

     Qua hình ảnh người cha và con từ câu thơ “Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng - Nghe con bước lòng vui phơi phới” giúp ta hình dung nên khung cảnh tuyệt đẹp vào một buổi sáng sớm đầy rực rỡ. Tại đó có người cha đang dắt con dạo bước trên bờ biển với những niềm vui nhỏ bé. Người cha nhìn con bước từng bước chân nhỏ bé mà cảm thấy lòng vui phơi phới, trong lòng trào dâng một nỗi niềm hạnh phúc thiêng liêng.

Câu hỏi 2: Câu thơ "Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi..." thể hiện mong muốn gì của người con?

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé

Để con đi…”

     Là mong ước được khám phá của cậu bé khi đứng trước biển cả bao la. Cậu ước được nhìn thấy cây cối, thấy con người, thấy nhà cửa ở phía bên kia chân trời xa vời vợi. Cậu đứng trước khung cảnh rộng lớn với khao khát được hiểu rõ tường tận mọi thứ trên đời, được khám phá mọi điều chưa biết đến về biển cả và cuộc sống.

Câu hỏi 3: Em hiểu như thế nào về câu thơ: "Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con"?

“Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”

     Người cha nhìn đứa con mà trong lòng trào dâng những cảm xúc và nỗi niềm hạnh phúc rất lạ. Hình ảnh người con cũng chính là ông của thuở xưa, khát vọng của con cũng chính là khát vọng mà ông từng bùng cháy trong lồng ngực. Gặp lại điều đó, lòng ông lại nhen nhóm lên những hi vọng, mong ước con có thể đi xa hơn trong cuộc đời, để làm những điều mà ông vẫn chưa thể làm được.

Phần III: Suy ngẫm và phản hồi

Câu hỏi 1: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Những cánh buồm là một bài thơ?

     Dấu hiệu giúp em nhận biết Những cánh buồm là một bài thơ gồm:

-     Một câu chỉ có 5 - 7 chữ, thuộc thể loại thơ tự do.

-     Hình thức cách dòng.

-     Bài được chia làm nhiều đoạn, mỗi đoạn gồm 4 câu.

Câu hỏi 2: Theo em, bài thơ này có gì độc đáo? Nét độc đáo ấy được thể hiện qua nhữn từ ngữ, hình ảnh, biện pháp thu từ nào?

Nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh và những biện pháp tu từ ấn tượng, cụ thể là:

  • Từ ngữ: từ ngữ gợi sự liên tưởng.

  • Hình ảnh: xây dựng hình ảnh hai cha con đang đi dạo cùng hình ảnh cánh buồm đem lại cho người đọc những cảm xúc bồi hồi nhớ về ước mơ tuổi thơ.

  • Biện pháp tu từ: biện pháp ẩn dụ qua hình ảnh “ánh trăng”, chính là sự vất vả của người cha trong hành trình nuôi dưỡng và dìu dắt đứa con.

Câu hỏi 3:  Bài thơ có chứa các yếu tố miêu tả và tự sự không? Nếu có em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố đó

Yếu tố tự sự và miêu tả của bài thơ gồm có:

  • Tự sự: kể về những thắc mắc trẻ thơ và ước mơ thuở còn trẻ của cha.

  • Miêu tả: hình ảnh gợi hình gợi tả, hình ảnh hai cha con cùng đi trên bờ biển, dưới chân là cát mịn, đi trong ánh ban mai đẹp đẽ cùng hình ảnh những cánh buồm mang tính biểu tượng.

Tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả: góp phần làm nổi bật tình cảm gắn bó thiêng liêng của gia đình và thể hiện cảm xúc một cách rõ nét, dễ đi vào lòng người đọc.

Câu hỏi 4: Tình cảm của hai cho con được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Điều ấy gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?

     Tình cảm của hai cha con được thể hiện một cách chân thực từ những câu hỏi có phần ngây ngô của trẻ thơ và câu trả lời chậm rãi mà mang đầy tính chiêm nghiệm của người cha. Mỗi một câu hỏi của con, cha đều lý giải một cách chậm rãi và tràn đầy yêu thương. Tình cảm ấy khiến em nghĩ về tình cảm gia đình thiêng liêng, nơi đó chứa đựng tình yêu thương vô bờ bến.

Câu hỏi 5: Em nhận xét như thế nào về tình cảm, cảm xúc của tác giả thế hiện qua bài thơ 

     Từ bài thơ, em cảm nhận được tình cảm và cảm xúc chân thật đầy xúc động của nhà thơ. Người viết như đang hóa thành người cha để bộc lộ những cảm xúc, những suy nghĩ và tình yêu thương con bao la thiêng liêng. Đồng thời, từ đó gieo vào lòng thể hệ mai sau một tư tưởng, khát vọng tốt đẹp.

     Bên trên là cách soạn văn Những cánh buồm - một bài học thuộc chương trình giảng dạy của bộ sách Chân trời sáng tạo, Ngữ văn 6 tập 2. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn có những cái nhìn tổng quát nhất về bài học này!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe