Biện pháp tu từ bài 2 phần 2 Kết nối tri thức: soạn văn 6 mới
Soạn thực hành tiếng việt bài 2 phần 2: Biện pháp tu từ Kết nối tri thức
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Thực hành Tiếng Việt bài 2 phần 2: Biện pháp tu từ chương trình ngữ văn 6 bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống. Câu hỏi trung vào các chủ đề như Biện pháp tu từ, dấu câu và đại từ với nội dung tìm hiểu được lấy chủ yếu từ văn bản Mây và Sóng
Soạn thực hành tiếng Việt Biện pháp tu từ bài 2 phần 2 sách văn kết nối tri thức
Biện pháp tu từ bài 2 phần 2 thực hành tiếng Việt
Câu hỏi 1: Thực hành tiếng Việt bộ Kết nối tri thức và cuộc sống
- “mây”, “sóng” mang đến những lời mời gọi ngọt ngào hấp dẫn trẻ em như:hơi,ca hát từ lúc tỉnh dậy cho đến khi chiều tà; vui đùa cùng bình minh vàng, ánh trăng bạc,... Họ là những nhân vật thần kì của cổ tích… rất gần gũi thân thuộc với tuổi thơ, tượng trưng cho những thú vui của cuộc đời.
- Chúng gợi nhắc cho em đến những thú vui hằng ngày như xem phim, đọc truyện, đi chơi với bạn bè,...khiến trẻ em như muốn đắm chìm vào trong đó, quên đi hết tất cả những thứ xung quanh như học hành, cha mẹ,..
Câu hỏi 2 sgk ngữ văn Kết nối tri thức trang 47- 48
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh "bình minh vàng", "vầng trăng bạc" là ẩn dụ và so sánh. Ánh sáng của bình minh được so sánh với vàng, và vầng trăng lấp lánh kia tựa như bạc.
- Tất cả nhằm để nhấn mạnh những hình ảnh đặc sắc, lung linh đầy màu sắc của thiên nhiên mà bất kỳ đứa bé nào cũng muốn tham gia vào. Đây là thế giới của niềm vui và cả sự tự do, là thế giới mà em bé được thỏa thích vui chơi, tự do ca hát, được ngao du khắp nơi này đến nơi khác.
Câu hỏi 3 trang 47- 48 sgk ngữ văn 6 Kết nối tri thức và cuộc sống tập 1:
Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của chúng trong đoạn thơ sau:
“Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vỡ tan vào lòng mẹ
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nao”
Soạn thực hành tiếng Việt bài 2 phần 2 sách văn kết nối tri thức
Hướng dẫn trả lời
- Điệp từ “lăn” được lặp lại 3 lần trong đoạn thơ, nhấn mạnh hành động của người con khi vui đùa cùng mẹ. Dù không được ngao du khắp nơi, ca hát từ sáng đến chiều, chơi cùng ánh trăng bạc nhưng chỉ cần hai mẹ con ta luôn ở cạnh nhau thì vẫn sẽ luôn tìm thấy hạnh phúc
- Ngoài ra trong bài còn sử dụng cả biện pháp tu từ so sánh: “Con” so sánh với “Sóng biển”; “mẹ” so sánh với “bến bờ kì lạ”
Dấu câu thực hành tiếng Việt bài 2 phần 2 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống
Câu hỏi 4 ngữ văn 6 mới tập 1 bài 2
- Để trích lời nói trực tiếp của nhân vật, tác giả đã sử dụng dấu ngoặc kép “..” thể hiện điều đó.
- Ví dụ: Con hỏi : “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”
Đại từ
Câu hỏi 5:
- Trong bài thơ này, đại từ “bọn tớ” được những người “trên mây”, “trên sóng” dùng để chỉ chính bản thân họ khi nói chuyện với người con.
Câu hỏi 6:
- Có thể sử dụng các đại từ nhân xưng khác để thay thế đại từ “bọn tớ” trong bài thơ không? Cho ví dụ.
- Có thể sử dụng các đại từ nhân xưng khác để thay thế như: chúng tớ, bọn mình, chúng mình, chúng tôi,...
Các câu sẽ biển đối như sau:
- “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà” -> “Chúng tớ/Bọn mình/chúng mình/chúng tôi chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà”
- Cách thay đổi đại từ này không tác động đến ngữ nghĩa của câu nói chung và cả bài thơ nói riêng.