Đăng ký

Bài tập Chủ đề 9 và 10

Câu hỏi 1: Kể 5 hoạt động hằng ngày cho thấy lực và tác dụng của lực tương ứng trong các hoạt động đó.

Trả lời:

- Đi bộ: Lực ma sát giữa bàn chân với mặt đất giúp ta không bị ngã.

- Lội nước: lực cản của nước khiến việc đi lại khó khăn hơn.

- Đẩy xe: Lực đẩy làm xe chuyển động

- Kéo vali: Lực kéo của tay làm vani di chuyển

- Đá bóng: Lực tác dụng của chân cầu thủ làm quả bóng chuyển động.

Câu hỏi 2: Một thùng hàng đang được đẩy di chuyển trên mặt sàn nằm ngang.

a) Kể tên các lực tác dụng lên thùng hàng.

b) Biểu diễn các lực đó bằng các mũi tên.

Trả lời:

a) Các lực tác dụng lên thùng hàng là:

  •  Lực ma sát giữa thùng hàng với mặt đất

  • Lực đẩy của người lên thùng hàng

  • Trọng lực

b) Biểu diễn các lực đó bằng các mũi tên:

Câu hỏi 3: Lấy một số ví dụ về ma sát cản trở chuyển động. Nêu cách có thể làm giảm ma sát khi đó.

Trả lời:

- Di chuyển vật nặng trên mặt sàn => Dùng con lăn để di chuyển vật dễ dàng.

- Ma sát làm mòn các chi tiết máy móc => Tra dầu thường xuyên.

- Ma sát của trục làm mòn trục và cản trở chuyển động của bánh xe => thay bằng trục quay có ổ bi.

Câu hỏi 4: Một vật được thả rơi từ trên cao xuống. Trong quá trình rơi của vật:

  1. Thế năng của nó tăng lên hay giảm đi? Giải thích?

  2. Động năng của nó tăng lên hay giảm đi? Giải thích?

Trả lời:

a) Thế năng của nó giảm đi. Vì thế năng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.

b) Động năng của vật tăng lên. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc. Khi thả vật từ trên cao xuống, vật sẽ chuyển động nhanh dần. Vì vậy động năng cũng tăng dần.

Câu hỏi 5: Sử dụng các đinh sắt giống nhau, thả cho chúng rơi thẳng đứng từ các độ cao khác nhau xuống cát và đo độ ngập sâu của mỗi đinh sắt trong cát.

Ghi lại các kết quả đo như ví dụ ở bảng trên. Từ kết quả thí nghiệm của mình, em hãy thực hiện các yêu cầu sau đây:

a. So sánh độ ngập sâu của đinh sắt mỗi lần thả với trước đó.

b. Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng chủ yếu nào?

c. Với cùng một đinh sắt được thả từ các độ cao khác nhau xuống cát, vì sao khi thả từ độ cao lớn nhất, đinh lại ngập sâu nhất trong cát?

Trả lời:

a. So sánh độ ngập sâu của đinh sắt mỗi lần thả với trước đó:

  • Độ ngập sâu của đinh sắt ở lần đo thứ hai lớn hơn 0,4 cm so với lần 1

  • Độ ngập sâu của đinh sắt ở lần đo thứ ba lớn hơn 0,4 cm so với lần 2 

b. Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng nhiệt (truyền cho cát và không khí). Ngoài ra đinh sắt chuyển động nên thế nâng của đinh sắt chuyển thành động năng.

c. Với cùng một đinh sắt được thả từ các độ cao khác nhau xuống cát, vì sao khi thả từ độ cao lớn nhất, đinh lại ngập sâu nhất trong cát vì đó là khi thế năng hấp dẫn của vật là lớn nhất. (Thế năng hấp dẫn càng lớn thì tác dụng lực lên độ sâu của cát càng lớn).

Câu hỏi 6: Hãy kể tên thiết bị sử dụng xăng để hoạt động trong gia đình em (nếu có).

Trả lời:

Tên thiết bị sử dụng xăng để hoạt động trong gia đình là: ô tô, xe máy, máy phát điện,

Câu hỏi 7: Lập kế hoạch sử dụng tiết kiệm năng lượng trong nhà trường. Giới thiệu kế hoạch đó với các bạn khác để cùng thực hiện.

Trả lời:

Kế hoạch sử dụng tiết kiệm năng lượng trong nhà trường:

- Tắt các thiết bị điện (bóng đèn, tivi, máy chiếu, quạt, loa đài, điều hòa) khi không sử dụng.

- Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.

- Bật điều hòa với nhiệt độ phù hợp (lớn hơn 250C).

- Đóng kín cửa và hạn chế mở cửa khi sử dụng điều hòa.

- Sử dụng nước uống, nước sinh hoạt hợp lí, không lãng phí.

Trên đây là cách soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài “Bài tập Chủ đề 9 và 10” trong chương trình sách mới Cánh diều mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe