Đăng ký

Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

I. KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid – 19 (năm 2020, 2021), Chính phủ Việt Nam đã tổ chức nhiều chuyến bay đón công dân Việt Nam từ những vùng dịch nguy hiểm trên thế giới về nước an toàn. Theo em, vì sao Chính phủ Việt Nam quan tâm đến việc công dân Việt Nam về nước? Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi được là công dân Việt Nam.

Trả lời:

  •  Theo em, Chính phủ Việt Nam quan tâm đến việc đưa công dân Việt Nam về nước vì chính phủ quan tâm đến sức khỏe, tính mạng của đồng bào, của công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, muốn bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam một cách tốt nhất.

  •  Cảm xúc của em khi được là công dân Việt Nam: Em rất tự hào khi được sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, hiện nay Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển có nền kinh tế không quá cao nhưng chính phủ Việt Nam đã dốc hết sức để đón được các công dân đang làm việc tại nước ngoài về nước. Đó là hành động vô cùng nhân đạo và nhân văn trong đại dịch Covid 19 này. 

II. KHÁM PHÁ

1. Tìm hiểu khái niệm công dân

Câu hỏi 1: Em hãy quan sát các cuốn hộ chiếu dưới đây và cho biết đó là hộ chiếu của quốc gia nào. Ý nghĩa của những cuốn hộ chiếu đó?

Trả lời:

  • Hộ chiếu quốc gia lần lượt là: Việt Nam, Nga, Nhật Bản. 

  • Ý nghĩa của cuốn hộ chiếu đó để nhận diện quốc tịch của một ai đó, nhìn vào hộ chiếu chúng ta biết được họ đến từ đâu.

Câu hỏi 2: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi. Theo em, ý kiến của bạn nào thể hiện đầy đủ khái niệm công dân? Giải thích vì sao?

Trả lời:

- Theo em, ý kiến của bạn Toàn thể hiện đầy đủ khái niệm công dân nhất.

- Giải thích: Vì theo quy định của Hiến pháp nước Việt Nam thì công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định.

2. Căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi 1: Đọc các thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi:

a. Căn cứ nào để xác định một người là công dân Việt Nam?

b. Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào trẻ em là công dân Việt Nam?

  •  Trẻ em khi sinh ra có cả cha và mẹ là công dân Việt Nam.

  •  Trẻ em khi sinh ra có cha là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài.

  •  Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, cha là người không quốc tịch.

  •  Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ mẹ là người không có quốc tịch những có nơi thường trú tại Việt Nam.

  •  Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam, không rõ cha, mẹ là ai.

Trả lời:

a. Căn cứ để xác định một người là công dân nước Việt Nam là: 

  •  Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam

  •  Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam

  •  Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không có quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

  •  Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

  •  Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không có quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. 

  •  Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai có quốc tịch Việt Nam.

  •  Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

b. Trong các trường hợp trên, trường hợp trẻ em là công dân Việt Nam là:

  •  Trẻ em sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam.

  •  Trẻ em sinh ra có cha là công dân Việt Nam, Mẹ là công dân nước ngoài.

  •  Trẻ em sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, cha là người không quốc tịch.

  •  Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

  •  Trẻ em bị bỏ rơi, không rõ cha mẹ là ai.

III. LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Quan sát các mẫu giấy tờ dưới đây và cho biết: Quốc tịch của một người được ghi nhận ở giấy tờ nào?

Trả lời:

Từ việc quan sát các mẫu giấy tờ trên quốc tịch của một người được ghi nhận trên hộ chiếu, căn cước công dân, giấy khai sinh.

Câu hỏi 2: Xử lý tình huống

Tình huống 1: Bố mẹ Hùng là người Nga đến Việt Nam làm ăn, sinh sống. Hùng sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Có người còn nói Hùng là người Việt gốc Nga, không phải là công dân Việt Nam. Theo em, Hùng có phải là công dân Việt Nam không? Giải thích vì sao.

Tình huống 2: Bố của Lân là người Việt Nam, mẹ là người Đức. Lân sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Nhìn khuôn mặt Lân có nhiều nét của người Châu Âu, các bạn trong lớp băn khoăn không biết Lân là công dân nước nào. Theo em, Lân có phải là công dân Việt Nam không? Giải thích vì sao?

Trả lời:

Tình huống 1: Theo em Hùng không phải là công dân nước Việt Nam vì bố mẹ Hùng có quốc tịch nước Nga, bố mẹ Hùng chỉ sang Việt Nam để làm ăn chứ không mang quốc tịch Việt Nam.

Tình huống 2: Theo em, Lân là người có quốc tịch Việt Nam, vì bố Lân là người Việt Nam, Lân sinh ra và lớn lên tại Việt Nam và gia đình Lân cũng đã sinh sống tại Việt Nam.

IV. VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Em hãy vẽ một bức tranh hoặc sưu tầm tranh ảnh có nội dung thể hiện thông điệp tự hào là công dân Việt Nam.

Trả lời:

(HS tự liên hệ bản thân)

Câu hỏi 2: Sưu tầm câu chuyện về tấm gương học sinh tiêu biểu thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Viết những điều bản thân em đã học được từ tấm gương đó.

Trả lời: 

Câu chuyện về tấm gương học sinh tiêu biểu thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng của em như sau: 

Em Đỗ Kim Yến sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cha và mẹ đều là những người làm vườn mộc mạc chất phát. Ngay từ nhỏ, Kim Yến đã là một đứa trẻ ngoan ngoãn, nghe lời và rất thông minh. Bằng sự nỗ lực học tập, làm theo lời Bác, trong suốt 5 năm học em luôn đạt học sinh giỏi toàn diện.

Bên cạnh những thành tích học tập xuất sắc đó, Kim Yến còn là một Liên đội phó, Chi đội trưởng luôn gương mẫu trong mọi hoạt động của lớp, của trường, có tác phong nhanh nhẹn, tự giác trong mọi hoạt động của Đội, nhắc nhở các bạn cùng nhau tham gia nhiệt tình các hoạt động của nhà trường đề ra. Không chỉ là một thiếu nhi gương mẫu ở trường, mà ở nhà, em còn thường làm các công việc nhà để giúp đỡ bố mẹ. Với những thành tích nêu trên, Kim Yến xứng đáng là tấm gương điển hình làm theo lời Bác, là một tấm gương sáng để thiếu niên học tập và noi theo.

=> Những điều bản thân em đã học được từ tấm gương đó: Từ tấm gương hiếu học của bạn Yến em đã rút ra được rất nhiều bài học ý nghĩa cho bản thân, là một học sinh phải luôn luôn chủ động, tự giác và chăm chỉ học bài, làm bài tập; tham gia các hoạt động của nhà trường tổ chức để tự nhận thức được khả năng của bản thân; tham gia tích cực trong các hoạt động tình nguyện, hoạt động đoàn thể; giúp đỡ bố mẹ trong các công việc nhà vừa với sức của mình; hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; luôn chân thành, cởi mở, hòa đồng và yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh,… làm được những điều trên thì sẽ rèn luyện cho bản thân rất nhiều kỹ năng và giá trị và tương lai sẽ trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Trên đây là gợi ý cách soạn GDCD 6 “Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong chương trình sách mới Cánh diều mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về bài học này!


 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe