Đăng ký

Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

I. KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ về một tình huống nguy hiểm mà em đã từng gặp hoặc chứng kiến theo gợi ý sau:

  • Tình huống đó diễn ra khi nào?

  • Em đã làm gì khi gặp tình huống đó?

Trả lời:

Một tình huống nguy hiểm mà em đã từng gặp: Trên đường đi học về, có một người lạ mặt đi xe máy tiến lại gần em tự xưng là bạn của bố em và có ý muốn rủ em lên xe chở về nhà em. Sau đó em nhớ ra những lời bố mẹ đã dặn, không lên xe của người lạ và em đã chạy thật nhanh đến khu đông người nhờ sự giúp đỡ.

  •  Tình huống diễn ra khi em đang trên đường đi học về 

  •  Cách xử lý: em đã không lên xe của người lạ và chạy đến nơi đông người nhờ sự giúp đỡ.

II. KHÁM PHÁ

1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó

Câu hỏi 1: Em hãy đọc các thông tin, tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Các thông tin, tình huống trên đề cập đến những tình huống nguy hiểm nào? Những tình huống này có thể gây ra hậu quả gì?

b) Hãy kể thêm những tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày.

Trả lời:

a) Các thông tin, tình huống trên đề cập đến những tình huống nguy hiểm; Những tình huống này có thể gây ra hậu quả:

1. Tình huống này Lan bị kẻ trộm lừa gạt, mạo danh bạn của mẹ để đột nhập nhà của Lan và trộm cắp tài sản. Tình huống này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như bắt cóc trẻ em; trộm cắp tài sản, giết người,… 

2. Tình huống mưa dông, mưa đá, lốc xoáy, sấm, sét. Tình huống này gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu và con người, nhiều ngôi nhà bị tốc mái, bị sập, hư hỏng nặng khiến các gia đình rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”, nhiều người bị thương thâm chí thiệt mạng.

3. Tình huống gặp cháy lớn, hỏa hoạn, cháy trong chung cư. Tình huống này rất nguy hiểm, dễ gây chết người, thiệt hại lớn về tài sản.

4. Tình huống lũ quét, lũ ống, sạt lở đất vào mùa mưa ở miền núi. Đây là loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

b) Những tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày: Té ngã trong sân trường; trẻ em rơi từ tầng cao của chung cư xuống đất; chơi thể thao bị chấn thương; mang vác đồ quá nặng; tư thế ngồi học sai; trẻ em bị hóc, nghẹn thức ăn; bị đuối nước,…

2. Cách ứng phó với những tình huống nguy hiểm

Câu hỏi 1: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

     Chiều nay, Hoa đi học về muộn hơn mọi ngày. Khi đi đến đoạn đường vắng, em bị một kẻ lạ mặt bất ngờ kéo tay lôi lên xe máy.

a) Nếu là Hoa, trong trường hợp trên, em sẽ lựa chọn cách nào dưới đây để thoát khỏi nguy hiểm? Vì sao?

  •  Gào khóc thật to để người khác nghe thấy.

  •  Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay” hoặc “Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra, tới cứu giúp.

  •  Bỏ chạy.

b) Em cần làm gì để tránh gặp phải tình huống trên?

Trả lời:

a. Nếu là Hoa trong trường hợp trên, em sẽ lựa chọn cách để thoát khỏi nguy hiểm: Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay đi” hoặc “Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra tới giúp… Vì có như vậy thì mọi người xung quanh mới biết mình đang gặp nguy hiểm và đến giúp đỡ mình.

b. Để tránh gặp phải như tình huống trên em sẽ không đi 1 mình nơi vắng vẻ hoặc phải đi cùng người lớn, bạn bè của mình.

Câu hỏi 2: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi

a) Thông tin trên cho em biết cần làm gì?

  •  Khi bản thân bị đuối nước?

  •  Khi gặp người đuối nước?

b) Em có thể tránh được nguy cơ đuối nước bằng cách nào?

Trả lời:

a. Thông tin trên cho em biết điều cần làm là:

  • Khi bản thân bị đuối nước: Bình tĩnh, hít thật nhiều hơi vào phổi, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng người để nước đẩy sát lên mặt nước; dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ dàng bởi vì trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn; khi chuyển động lên xuống, há miệng to hit vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước , ngậm miệng thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước.

  • Khi gặp người bị đuối nước: Khi thấy có người bị đuối nước thì cần nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp từ những người xung quanh.

b. Để tránh nguy cơ đuối nước chúng ta cần làm: Không bao giờ đi bơi một mình; không chơi gần ao, hồ, sông, suối; phải học cách bơi lội; học cách giải cứu khi bị đuối nước;…

Câu hỏi 3: Ứng phó khi gặp mưa dông, lốc, sét

a) Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và cho biết cần làm gì khi mưa dông, lốc, sét.

b)  Em còn biết cách ứng phó nào khác khi gặp mưa dông, lốc, sét?

Trả lời:

a) Thông tin trên cho em biết cần làm khi mưa dông, lốc, sét là:

  •  Ở trong nhà.

  • Tắt các thiết bị điện trong nhà.

  • Nếu đang trên đường thì nên tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, trường học 

  • Không trú dưới gốc cây, cột điện.

b) Em còn biết cách ứng phó khác khi gặp mưa dông, lốc, sét như: 

  • Không cầm nắm các vật bằng kim loại, không nên xem ti vi…

  • Tránh các nơi trống vắng, quang đãng như: cánh đồng, nhà kho, bãi đỗ xe,…không có thiết bị chống sét.

  • Không đội mũ, ô dù có đồ có kim loại dễ bị sét đánh

  • Không đứng thành nhóm người gần nhau

  • Chú ý quan sát đường dây điện vì khi dây bị đứt dễ dẫn đến tai nạn nếu chưa ngắt điện.

Câu hỏi 4: Ứng phó khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

  1.  Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và cho biết làm gì khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

  2.  Em còn biết cách ứng phó nào khác khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất?

Trả lời:

a. Thông tin trên cho em biết cần làm khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất:

  •  Thường xuyên xem dự báo thời tiết

  •  Chủ động chuẩn bị đồ phòng chống (đèn pin, thực phẩm, áo mưa…)

  •  Không đi qua sông suối khi có lũ

  • Gọi 112 yêu cầu cứu nạn…

b. Em còn biết cách ứng phó khác khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất như:

  •  Không nên ra ngoài, tìm nơi cao ráo để trú ngụ…

  •  Chúng ta nên bảo vệ rừng, tránh hoạt động khai thác bừa bãi…

III. LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Chơi trò chơi ”tiếp sức” kể về những tình huống nguy hiểm trong thực tiễn cuộc sống?

Trả lời:

Chơi trò chơi ”tiếp sức” kể về những tình huống nguy hiểm trong thực tiễn cuộc sống:

  •  Bắt cóc.

  •  Lũ quét, lũ ống, sạt lở đất

  •  Mưa dông, lốc, sét

  •  Bị đuối nước

  •  Té ngã trong sân trường.

  •  Đi xe phóng nhanh vượt ẩu

Câu hỏi 2: Hãy nhận xét sự nguy hiểm có thể xảy ra và cách xử lý mỗi nhân vật trong các tình huống dưới đây:

  1.  Thấy chuông báo cháy của chung cư vang lên, Hằng chạy ngay ra thang máy để thoát hiểm.

  2.  Trời nắng nóng, sau khi đi chơi đá bóng, các bạn rủ nhau xuống sông tắm nhưng Nam từ chối và khuyên các bạn không nên tắm sông.

  3.  Hòa vẫn lội qua suối để về nhà dù trời mưa to và có thể xảy ra lũ quét.

Trả lời:

Nhận xét những nguy hiểm có thể xảy ra và cách xử lý của các nhân vật trong các tình huống: 

a) Thấy chuông báo cháy của chung cư vang lên, Hằng chạy ngay ra thang máy để thoát hiểm. 

=> Cách xử lý của Hằng rất đúng vì, có thể xảy ra hỏa hoạn.

b) Trời nắng nóng, sau khi đi chơi đá bóng, các bạn rủ nhau xuống sông tắm nhưng Nam từ chối và khuyên các bạn không nên tắm sông. 

=> Trong thời tiết nắng nóng và sau khi chơi bóng đá người đổ nhiều mồ hôi, nhịp tim đập nhanh, nếu đi tắm luôn có thể bị cảm và đuối nước, Nam từ chối và khuyên các bạn là đúng.

c) Hòa vẫn lội qua suối để về nhà dù trời mưa to và có thể xảy ra lũ quét. 

=> Vào lúc trời đang mưa to và có thể xảy ra lũ quét, Hòa làm vậy là rất nguy hiểm, có thể bị lũ cuốn trôi.

Câu hỏi 3: Xử lý tình huống

  1.  Đang trên đường đi học về, Hồng gặp một người lạ, tự xưng là bạn của mẹ và đề nghị đưa Hồng về nhà. Nếu em là Hồng, em sẽ làm gì?

  2. Tan học, Mai đạp xe về nhà. Bỗng mây đen kéo tới, sấm chớp ầm ầm, mưa rơi nặng hạt. Mai thấy vài người trú tạm dưới gốc cây to bên đường, người thì mặc áo mưa rồi đi tiếp. Nếu em là Mai, em sẽ làm gì trong tình huống này?

  3. Trời đang mưa đá, một số bạn trong lớp rủ em chạy ra sân trường nhặt đá. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

Trả lời:

1. Nếu em là Hồng em sẽ xử lý như sau: Em sẽ ra nơi đông người và nhờ mọi người gọi nhờ điện thoại về cho người thân tới đón hoặc Hồng nhận ra sự bất thường của người đó, Hồng có thể chạy đến nơi đông người nhờ sự giúp đỡ.

2. Nếu là Mai em khuyên mọi người không nên trú ở gốc cây vì khi có mưa to, sấm sét dưới gốc cây to có sự tích điện, nếu trú ở đó có thể bị sét đánh rất nguy hiểm.

3. Trong tình huống này em sẽ làm như sau: Em sẽ khuyên các bạn nên ở trong lớp không nên ra lượm như vậy rất nguy hiểm.

IV. VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Em hãy cùng các bạn thiết kế một sản phẩm tuyên truyền kỹ năng ứng phó với một tình huống nguy hiểm.

Trả lời:

Em hãy cùng các bạn thiết kế một sản phẩm tuyên truyền kỹ năng ứng phó với bị đuối nước:

  •  Nguyên nhân chủ quan của việc đuối nước:

+ Nhận thức của các bậc phụ huynh, nhà trường, xã hội về các nguy cơ đuối nước của trẻ em chưa được đầy đủ và đúng mức.

+ Bản thân chúng ta cũng không có nhận thức đầy đủ về các nguy cơ đuối nước đang rình rập xung quanh mình.

  • Nguyên nhân khách quan:

+ Từ đặc điểm địa hình: Nước ta thống kênh mương, ao hồ tại các vùng nông thôn và thác nước tại các vùng đồi núi cũng được phân bố dày đặc và chằng chịt… …vào mùa mưa, lũ, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và an toàn tính mạng của người dân địa phương

+ Từ điều kiện xã hội: công tác truyền thông,giáo dục của các cấp chính quyền địa phương về phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em chưa được quan tâm đúng mức; đa số các huyện có ít điểm tập bơi, bể bơi, hồ bơi; người dân tham gia giao thông trên các phương tiện trên mặt nước như ghe, thuyền không được trang bị những phương tiện bảo hộ (áo phao, phao cứu hộ) hoặc các phương tiện không đảm bảo an toàn.

  • Những điều chúng ta cần ghi nhớ để phòng tránh tai nạn đuối nước như:

- Tuyên truyền cho các bạn và mọi người xung quanh biết về phòng tránh đuối nước, ý thức cao về đuối nước, tham gia học bơi nếu có điều kiện

- Không tự ý đi tắm ở các  sông, hồ, ao, suối...khi không biết bơi hoặc không có người lớn đi kèm

- Không được tắm ở những nơi có biển báo nguy hiểm, nơi ít có người qua lại

- Tuyệt đối không được nhảy xuống nước cứu bạn khi bạn đang bị đuối nước (trừ trường hợp mình biết bơi thuần thục và biết cách cứu đuối an toàn) nhanh chóng kêu gọi người lớn đến ứng cứu

- Tránh xa các công trình xây dựng có nhiều hầm, hố sâu nguy hiểm.

Câu hỏi 2: Em hãy tìm hiểu những tình huống nguy hiểm thường xảy ra ở địa phương em và nêu cách ứng phó với tình huống theo bảng mẫu sau:

Trả lời: 

Những tình huống nguy hiểm thường xảy ra ở địa phương em và nêu cách ứng phó với tình huống:

Những tình huống nguy hiểm

Cách ứng phó với tình huống

Lũ lụt 

+ Thường xuyên xem dự báo thời tiết

+ Tìm nơi trú ẩn an toàn

+ Chủ động chuẩn bị đồ phòng chống (đèn pin, thực phẩm, áo mưa…)

+ Gọi 112 yêu cầu cứu nạn…

Bão

+ Thường xuyên xem dự báo thời tiết

+ Tìm nơi trú ẩn an toàn trong nhà kiến cố

+ Không ra ngoài,…

 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe