Đăng ký

Bài 7: Thực hành khám phá phần mềm sơ đồ tư duy

Nằm trong chủ đề Ứng dụng tin học, bài học “Thực hành khám phá phần mềm sơ đồ tư duy” được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tin học lớp 6 thuộc bộ Cánh diều giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Tin học 6.

I. Chuẩn bị tự khám phá phần mềm sơ đồ tư duy

Bài 1: Dự đoán về phần mềm sơ đồ tư duy

Câu 1: Em hãy dự đoán xem phần mềm sơ đồ tư duy sẽ giúp em vẽ được những gì.

Trả lời: 

Phần mềm sơ đồ tư duy giúp em vẽ được chủ đề trung tâm, triển khai các nhánh chi tiết cho từng nội dung, thêm hình ảnh sinh động cho từng ý. Ngoài ra, phần mềm sơ đồ tư duy còn tích hợp nhiều hình khối và bố cục để em dễ dàng thiết kế và thể hiện các ý nghĩa khác nhau của chủ đề.

Câu 2: Nếu đang tự mình khám phá một phần mềm sơ đồ tư duy, em nên đặt ra những câu hỏi mà nếu trả lời được em sẽ vẽ được sơ đồ tư duy bằng phần mềm đó. Hãy cho biết các câu hỏi của em.

Trả lời: 

  • Sơ đồ tư duy gồm những thành phần phần nào?

  • Em cần vẽ gì?

  • Sơ đồ tư duy có thể triển khai được bao nhiêu ý?

  • Sơ đồ tư duy có cho phép chèn hình ảnh vào hay không?

II. Khám phá phần mềm sơ đồ tư duy

Bài 2: Sơ đồ tư duy đầu tiên của em

Câu 1: Hãy sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy Xmind để tạo ra 1 sơ đồ tư duy đơn giản mà em thích. Hãy chú ý đến các gợi ý ở Hình 1

Trả lời:

  • Bước 1: Khởi động phần mềm Xmind. Nháy đúp biểu tượng trên màn hình máy tính.

  • Bước 2: Tạo chủ đề trung tâm. Trong bảng chọn File, chọn New => Viết tên chủ đề trung tâm (Ví dụ: Kế hoạch hè).

  • Bước 3: Tạo các chủ đề chính. Nháy chuột vào chủ đề trung tâm => Trong bảng chọn Insert, chọn Subtopic để tạo các chủ đề chính => Điền tên các chủ đề chính (Ví dụ: Tham gia hoạt động, Ôn tập và Học mới).

  • Bước 4: Tạo các chủ đề con cho mỗi chủ đề chính (Tương tự cách tạo các chủ đề chính). Nháy chuột vào chủ đề chính => Trong bảng chọn Insert, chọn Subtopic để tạo các chủ đề con => Điền tên các chủ đề con => Ta được sơ đồ tư duy như sau:

  • Bước 5: Lưu sơ đồ tư duy. Trong bảng chọn File, chọn Save As => Chọn vị trí lưu và đổi tên file => Save.

Câu 2: Với sơ đồ tư duy vừa được tạo ra (trong Câu 1) em hãy thực hiện những thao tác sau và quan sát để biết thêm cách sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy.

  • Chỉ định 1 chủ đề, sau đó gõ phím Delete.

  • Nháy đúp chuột vào 1 chủ đề, sau đó gõ 1 câu.

  • Dùng chuột kéo chủ đề trung tâm đến 1 vị trí khác.

  • Dùng chuột kéo 1 chủ đề chính đến 1 vị trí khác.

  • Hãy nhấp chuột vào kí hiệu ở điểm nút triển khai các chủ đề

Trả lời:

HS tự thao tác trên máy tính.

Bài 3:  Tạo sơ đồ tư duy tóm tắt 1 bài học

Câu 1: Bạn Kim Thu nhờ em vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính để tóm tắt bài “Các thành phần của mạng máy tính” mà bạn đã vẽ tay như Hình 2. Em hãy giúp bạn thực hiện điều này và lưu kết quả trong tệp có tên là Thu.xmind.

Trả lời: (Học sinh thực hành trên máy tính dựa trên hướng dẫn ở Hình 1)

  • Bước 1: Khởi động phần mềm Xmind. Nháy đúp biểu tượng   trên màn hình máy tính.

  • Bước 2: Tạo chủ đề trung tâm. Trong bảng chọn File, chọn New => Viết tên chủ đề trung tâm "Các thành phần của mạng máy tính".

  • Bước 3: Tạo các chủ đề chính. Nháy chuột vào chủ đề trung tâm => Trong bảng chọn Insert, chọn Subtopic để tạo các chủ đề chính => Điền tên các chủ đề chính "Máy tính và các thiết bị chia sẻ thông tin", "Các thiết bị mạng để kết nối máy tính", "Các phần mềm giúp giao tiếp và truyền thông tin" => Ta được sơ đồ tư duy như sau:

  • Bước 4: Lưu sơ đồ tư duy có tên là Thu.xmind. Trong bảng chọn File, chọn Save As => Chọn vị trí lưu và đổi tên file thành "Thu.xmind" => Save.

III. Nhận biết lợi ích của phần mềm sơ đồ tư duy

Bài 2: Ưu điểm và hạn chế của sơ đồ tư duy

Câu 1: Trong những nhận xét sau đây về việc dùng phần mềm tạo sơ đồ tư duy, theo em đâu là ưu điểm và đâu là hạn chế?

  1. Nhanh hơn vẽ tay.

  2. Phải có máy tính để sử dụng.

  3. Có thể sửa chữa sơ đồ tư duy mà không để lại vết sửa.

  4. Có thể in ra nhiều bản trên giấy và dùng máy chiếu lên cho nhiều người xem.

  5. Dễ sử dụng, có thể tự học, tự khám phá.

Trả lời:

Ưu điểm:

  • 1. Nhanh hơn vẽ tay.

  • 3. Có thể sửa chữa sơ đồ tư duy mà không để lại vết sửa.

  • 4. Có thể in ra nhiều bản trên giấy và dùng máy chiếu lên cho nhiều người xem.

  • 5. Dễ sử dụng, có thể tự học, tự khám phá.

Nhược điểm:

  • 2. Phải có máy tính để sử dụng.

IV. Vận dụng

Câu 1: Sơ đồ Hình 2 có thể được triển khai thêm để thể hiện nhiều thông tin hơn. Hãy sử dụng phần mềm tạo ra sơ đồ tư duy của em để tóm tắt bài “Các thành phần của mạng máy tính”.

Trả lời:

  • Bước 1: Khởi động phần mềm Xmind. Nháy đúp biểu tượng   trên màn hình máy tính.

  • Bước 2: Tạo chủ đề trung tâm. Trong bảng chọn File, chọn New => Viết tên chủ đề trung tâm "Các thành phần của mạng máy tính".

  • Bước 3: Tạo các chủ đề chính. Nháy chuột vào chủ đề trung tâm => Trong bảng chọn Insert, chọn Subtopic để tạo các chủ đề chính => Điền tên các chủ đề chính "Các thiết bị mạng có chức năng kết nối các máy tính với nhau", "Các máy tính và thiết bị có khả năng gửi và nhận thông tin qua mạng", "Các phần mềm giúp giao tiếp và truyền thông tin qua mạng" 

  • Bước 4: Tạo các chủ đề con cho mỗi chủ đề chính. Nháy chuột vào chủ đề chính => Trong bảng chọn Insert, chọn Subtopic để tạo các chủ đề con => Điền tên các chủ đề con => Ta được sơ đồ tư duy như sau:

  • Bước 5: Lưu sơ đồ tư duy. Trong bảng chọn File, chọn Save As => Chọn vị trí lưu và đổi tên file => Save.

Trên đây là cách soạn Tin học lớp 6 bài “Thực hành khám phá phần mềm sơ đồ tư duy” trong chương trình sách mới Cánh diều mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe