Bài 4: Tôn trọng sự thật
I. KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Em cùng các bạn chơi trò chơi “truyền tin”
-
Để trở thành người thắng cuộc các thành viên tham gia trò chơi cần tuân thủ điều gì?
-
Em rút ra bài học gì từ trò chơi đó?
Trả lời:
-
Để trở thành người thắng cuộc các thành viên tham gia trò chơi cần tuân thủ đúng quy định, hiệu lệnh, đoàn kết, phối hợp ăn ý với nhau để truyền tin từ người đầu tiên đến người cuối cùng đúng với đáp án của giáo viên.
-
Từ trò chơi trên em rút ra được những bài học sau: Để tham gia một trò chơi nào đó trước hết phải lắng nghe quy định, hiệu lệnh của quản trò để nắm rõ luật chơi. Sau đó, phải đoàn kết phối hợp nhịp nhàng cùng các bạn, điều quan trọng là phải trung thực khi chơi, tôn trọng kết quả của mình đạt được.
II. KHÁM PHÁ
1. Tôn trọng sự thật và biểu hiện của tôn trọng sự thật
Câu hỏi 1: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Nhà bác học Ga – li -ê đã tôn trọng sự thật như thế nào?
Trả lời:
- Nhà bác học Ga-li-lê đã tôn trọng sự thật: ông thà ngồi tù chứ không từ bỏ chân lý. Sự thật đó được biểu hiện cụ thể:
+ Sự thật mà Ga-li-lê bảo vệ là Mặt trời mới là trung tâm của vũ trụ, Trái Đất và các hành tinh đều quay quanh Mặt Trời, chứ không phải là Trái Đất đứng yên và là trung tâm của vũ trụ.
+ Ga-li-lê đã tôn trọng sự thật bằng cách tuyên bố: “ Dù sao Trái Đất vẫn quay!”
Câu hỏi 2: Biểu hiện của tôn trọng sự thật
-
Em hãy tìm biểu hiện của tôn trọng sự thật trong các bức hình dưới đây?
-
Em hãy kể thêm các biểu hiện của tôn trọng sự thật?
Trả lời:
1. Tìm biểu hiện của tôn trọng sự thật trong các bức hình:
+ Bức hình 1. Cả 2 bạn học sinh đã tự giác nhận lỗi lầm của mình.
+ Bức hình 2. Bạn nam đã dũng cảm nói lên sự thật
+ Bức hình 3. 2 bạn nữ đã dám đứng lên nói sự cho bác bảo vệ biết.
2. Các biểu hiện của tôn trọng sự thật:
+ Dám chỉ ra việc làm sai của người khác.
+ Luôn dũng cảm nói lên sự thật.
+ Suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
2. Ý nghĩa của tôn trọng sự thật
Câu hỏi: Đọc đoạn hội thoại dưới đây để trả lời câu hỏi:
-
Nêu suy nghĩ của em về nội dung đoạn hội thoại?
-
Theo em, việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Trả lời:
-
Từ qua đoạn hội thoại trên em có suy nghĩ sau: đã giúp em có được một bài học quý giá nói thật, sống trung thực giúp tâm hồn thanh thản, bình an và sức khỏe tốt hơn. Nếu nói lời giả dối, sống giả dối mọi người sẽ bị ghét bỏ, xa lánh, không tin tưởng, sự dối trá là nguyên nhân của những xung đột, đổ vỡ.
-
Theo em, việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa: góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ giá trị đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai; giúp con người tin tưởng; gắn kết với nhau hơn; làm cho tâm hồn thanh thản; và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
3. Cách tôn trọng sự thật
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin dưới đây để:
a) Nhận xét về cách ứng xử của mỗi nhân vật trong các thông tin?
b) Thảo luận về cách tôn trọng sự thật?
Trả lời:
a) Qua thông tin trên em có những nhận xét về cách ứng xử của các nhân vật như sau:
- TH1: Bạn nhỏ trong bức tranh trên rất đáng khen ngợi, vì đã dũng cảm nói lên sự thật, tố cáo người móc túi với bác tài xế.
- TH2: Dũng là một lớp trưởng gương mẫu, trung thực không bao che cho lỗi sai của bạn Nam, biết tôn trọng sự thật nói không với sự gian dối của bạn. Còn Nam là một bạn vô cùng gian dối, không nhận lỗi sai của mình còn đổ oan cho người khác, đây là đức tính xấu chúng ta cần thay đổi.
- TH3: Mẹ bạn Dung là một người từ tốn, rất biết cách ăn nói và lời từ chối khéo của mẹ Dung đã nói lên sự thật.
b) Cách tôn trọng sự thật: trước hết chúng ta phải tôn trọng sự thật về chính bản thân mình, có trách nhiệm với những lời nói và việc làm của mình. Sau đó là tôn trọng sự thật xung quanh chúng ta, luôn nói thật với bạn bè, thầy cô giáo và cha mẹ, bằng thái độ dũng cảm, khéo léo và tinh tế nói lên những sự thật mà chúng ta biết.
III. LUYỆN TẬP
Câu hỏi 1: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
-
Em hãy nhận xét về việc làm của Hoa và các bạn trong lớp?
-
Theo em vì sao Mai được bạn bè yêu quý?
Trả lời:
-
Những việc làm của Hoa: Hoa là một bạn lớp trưởng gương mẫu, trung thực không bao che cho những lỗi sai của các bạn trong lớp, “sự thật mất lòng” nhưng Hoa vẫn dũng cảm ghi những lỗi sai vào sổ để các bạn tránh và sửa chữa, việc làm của Hoa là rất đúng.
-
Theo em, bạn Mai được bạn bè yêu quý vì: Mai người thông minh, chân thành và cởi mở, biết lắng nghe, cảm thông, đồng cảm và chia sẻ cùng với tất cả mọi người nên Mai rất được yêu quý và tin cậy vì thế các bạn hay tìm đến Mai để tâm sự những nỗi niềm thầm kín, riêng tư.
Câu hỏi 2: Xử lý tình huống:
Tình huống 1:
-
Theo em, Hùng có nên nói với cô giáo về hoàn cảnh của Hà không? Vì sao?
-
Nếu là Hùng, em sẽ làm gì?
Trả lời:
a. Theo em Hùng nên nói hoàn cảnh của Mai cho cô giáo nghe, để cô giáo biết được sẽ cảm thông với hoàn cảnh của bạn và giúp đỡ được cho bạn phần nào.
b. Nếu là Hùng, đầu tiên em sẽ chia sẻ với cô về hoàn cảnh của Mai và sẽ cùng cô kêu gọi các bạn trong lớp giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Tình huống 2: Theo em, Lan nên làm gì trong tình huống trên?
Trả lời:
Theo em, trong tình huống trên Lan nên nói cho người lớn biết về sự việc trên, để mọi người có cách phòng tránh, tránh được những trường hợp xấu nhất xảy ra.
IV. VẬN DỤNG
Câu hỏi 1: Em hãy viết về việc làm thể hiện tôn trọng sự thật hoặc chưa tôn trọng sự thật của bản thân và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của em sau mỗi việc làm đó.
Trả lời:
Nhà em có một bình hoa sứ rất đẹp, một hôm em giúp mẹ dọn nhà không may làm vỡ lọ hoa. Em rất lo lắng, sợ bị mẹ mắng, nhưng khi mẹ về em đã tự nhận lỗi, chẳng những mẹ không mắng em mà còn xoa đầu em và bảo: “Không sao, con đã làm việc tốt là giúp mẹ dọn nhà, còn việc lọ hoa bị vỡ là không may thôi con à!”. Em cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm khi nói ra sự thật và được mẹ tha lỗi. Em hứa với mẹ lần sau sẽ cẩn thận hơn.
Câu hỏi 2: Em hãy viết cảm nhận của em về câu ca dao dưới đây:
Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng
Trả lời:
Em hãy viết cảm nhận của em về câu ca dao: Những người trung thực thật thà/Đi đâu cũng được người ta tin dùng ... đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách ... xã hội xuống cấp, đạo đức người dần dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét ...