Đăng ký

Bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng

I. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm

Câu hỏi 1: Em hãy cho biết tên các nhóm thực phẩm có trong Hình 4.1

Trả lời:

Tên các nhóm thực phẩm có trong Hình 4.1 là: chất đạm, chất béo, bột, khoáng chất và vitamin.

Câu hỏi 2: Dựa vào các hình ảnh ở cột bên phải, em hãy cho biết vai trò của mỗi nhóm thực phẩm đối với cơ thể con người.

Trả lời:

Vai trò của mỗi nhóm thực phẩm đối với cơ thể là:

  • Nhóm thực phẩm giàu chất đạm (protein): có vai trò xây dựng, tạo ra các tế bào mới để thay thế những tế bào già chết đi, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

  • Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột (glucid): nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể.

  • Nhóm thực phẩm giàu chất béo (lipid): góp phần cung cấp năng lượng, giúp bảo vệ cơ thể và chuyển hoá một số vitamin cần thiết.

  • Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin: tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh để chống lại bệnh tật.

II. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

Câu hỏi: Theo em, thể trạng của mỗi bạn trong Hình 4.2 thể hiện tình trạng dinh dưỡng của cơ thể như thế nào?

Trả lời:

Hình

Tình trạng

a

Bạn thiếu dinh dưỡng

b

Bạn bị béo phì

c

Bạn có dáng người cân đối

III. Chế độ ăn uống khoa học

Câu hỏi 1: Em hãy nhận xét về loại món ăn và thành phần các nhóm thực phẩm chính được sử dụng trong bữa ăn ở Hình 4.3

Trả lời:

- Nhận xét về các loại món ăn: Các loại món ăn trong Hình 4.3 đảm bảo cho một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. 

- Nhận xét về thành phần các nhóm thực phẩm chính được sử dụng ở hình 4.3 là: chất đạm, đường, bột, khoáng, vitamin trong món ăn.

Câu hỏi 2: Em hãy quan sát sự phân chia các bữa ăn của gia đình trong Hình 4.4 và trả lời các câu hỏi dưới đây:

  • Thời gian phân chia các bữa ăn của gia đình trên như thế nào?

  • Nếu trung bình thức ăn được tiêu hóa hết sau 4 giờ thì việc phân chia các bữa ăn của gia đình này có hợp lý không? Vì sao?

Trả lời:

- Thời gian phân chia các bữa ăn của gia đình là: bữa sáng, trưa, chiều tối. 

- Nếu trung bình thức ăn được tiêu hoá hết sau 4 giờ thì việc phân chia các bữa ăn của gia đình này có hợp lý. Vì việc phân chia như vậy sẽ giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả một ngày.

IV. Luyện tập

Câu hỏi 1: Em hãy phân loại những thực phẩm dưới đây theo các nhóm thực phẩm chính:

Thịt lợn (thịt heo), cà rốt, cua, đậu cô ve, bí đao, rau muống, khoai lang, bánh mì, bông cải, cải thìa, sườn lợn, bắp cải thảo, dứa, mỡ lợn, tôm khô, cá viên, su su, thịt gà, dầu ăn, gạo, cá ba sa.

Trả lời:

Em phân loại thực phẩm theo những nhóm thực phẩm chính như sau:

Nhóm thực phẩm

Thực phẩm

Chất đạm

Thịt lợn,cua, sườn lợn, Tôm, thịt gà,cá viên, cá basa.

Chất béo

Thịt lợn, sườn lợn, mỡ lợn, dầu ăn, cá basa.

Chất bột

Khoai lang, bánh mì, gạo

Vitamin và khoáng chất

Cà rốt, đậu cô ve, bí đao, rau muống, khoai lang, bông cải, cải thìa, bắp cải thảo, dứa, su su.

 

Câu hỏi 2: Quan sát những món ăn dưới đây, em hãy cho biết mỗi món ăn cung cấp chất dinh dưỡng nào là chủ yếu.

Trả lời:

Mỗi món ăn trong hình cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu là:

Món ăn

Chất dinh dưỡng chủ yếu

Tôm rang thịt ba chỉ

Chất đạm, chất béo

Canh cà rốt, su su nấu sườn lợn

Chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất

Sườn lợn kho dứa

Chất đạm, chất béo

Rau củ luộc

Vitamin và khoáng chất

 

Câu hỏi 3: Cho các nhóm người sau: 

(1) Người cao tuổi; (2) Trẻ em đang lớn; (3) Trẻ sơ sinh; (4) Người lao động nặng.

Em hãy ghép các yêu cầu dinh dưỡng dưới đây với từng nhóm người cho phù hợp:

  1. Đang trong giai đoạn phát triển nên cần được cung cấp nhiều chất đạm hơn so với người lớn.

  2. Còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên chưa thể tiêu hóa được những thức ăn cứng. Vì vậy cần sử dụng sữa cho toàn bộ các bữa ăn trong ngày.

  3. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động suy yếu dần nên nhu cầu dinh dưỡng giảm so với lúc còn trẻ. Vì vậy cần giảm bớt lượng thức ăn để tránh tăng gánh nặng cho các cơ quan tiêu hóa.

  4. Phải làm việc nhiều và nặng nhọc nên cần nhiều năng lượng hơn người lao động nhẹ.

Trả lời:

Em ghép nhóm người với yêu cầu dinh dưỡng như sau:

Nhóm người

Yêu cầu dinh dưỡng

1. Người cao tuổi

c. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động suy yếu dần nên nhu cầu dinh dưỡng giảm so với lúc còn trẻ. Vì vậy cần giảm bớt lượng thức ăn để tránh tăng gánh nặng cho các cơ quan tiêu hóa.

2. Trẻ em đang lớn

a. Đang trong giai đoạn phát triển nên cần được cung cấp nhiều chất đạm hơn so với người lớn.

3. Trẻ sơ sinh

b. Còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên chưa thể tiêu hóa được những thức ăn cứng. Vì vậy cần sử dụng sữa cho toàn bộ các bữa ăn trong ngày.

4. Người lao động nặng nhọc

d. Phải làm việc nhiều và nặng nhọc nên cần nhiều năng lượng hơn người lao động nhẹ.

Câu hỏi 4: Nếu chỉ sử dụng thường xuyên một loại thực phẩm thì sẽ xảy ra điều gì đối với cơ thể?

Trả lời:

Nếu chỉ sử dụng thường xuyên một loại thực phẩm thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng do lặp thực phẩm dễ gặp ở nhóm người ăn chay. Việc ăn lặp đi lặp lại một vài loại rau củ quả sẽ khiến cơ thể bị hụt nhiều axit amin thiết yếu. Vì vậy, việc chú ý đa dạng nguồn thực phẩm khi ăn chay là điều cần thiết.

Câu hỏi 5: Trong các bữa ăn dưới đây, em hãy cho biết bữa ăn nào có thành phần các nhóm thực phẩm hợp lý. Vì sao?

Trả lời:

Trong các bữa ăn đã cho, bữa ăn số 3 có thành phần các nhóm thực phẩm hợp lý vì:

  • Có đầy đủ 3 loại món ăn chính: món canh, món mặn, món xào

  • Các món ăn có đủ thực phẩm trong 4 nhóm chính.

Câu hỏi 6: Quan sát thời gian phân chia các bữa ăn của 3 bạn dưới đây. Theo em, bạn nào có thời gian phân chia các bữa ăn hợp lý nhất? Các bạn khác nên điều chỉnh thời gian phân chia bữa ăn như thế nào cho hợp lý?

Trả lời:

Theo em, bạn thứ ba có thời gian phân chia thức ăn hợp lí nhất.

Các bạn khác nên điều chỉnh thời gian phân chia bữa ăn hợp lí là: chia bữa ăn chính là 3 bữa 1 ngày.

Nhóm người

Yêu cầu dinh dưỡng

1. Người cao tuổi

c. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động suy yếu dần nên nhu cầu dinh dưỡng giảm so với lúc còn trẻ. Vì vậy cần giảm bớt lượng thức ăn để tránh tăng gánh nặng cho các cơ quan tiêu hóa.

2. Trẻ em đang lớn

a. Đang trong giai đoạn phát triển nên cần được cung cấp nhiều chất đạm hơn so với người lớn.

3. Trẻ sơ sinh

b. Còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên chưa thể tiêu hóa được những thức ăn cứng. Vì vậy cần sử dụng sữa cho toàn bộ các bữa ăn trong ngày.

4. Người lao động nặng nhọc

d. Phải làm việc nhiều và nặng nhọc nên cần nhiều năng lượng hơn người lao động nhẹ.

V. Vận dụng

Câu hỏi 1: Gia đình em thường dùng những món ăn nào? Mỗi món ăn cung cấp chất dinh dưỡng nào là chủ yếu?

Trả lời:

Gia đình em thường dùng những món ăn là cơm trắng, thịt, rau, cá. Mỗi món ăn cung cấp chất dinh dưỡng đạm và vitamin, bột đường là chủ yếu.

Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về cách ăn uống của mình? Nếu chưa hợp lý, em cần phải điều chỉnh lại như thế nào?

Trả lời:

Bản thân em tự nhận thấy cách ăn uống của mình còn muộn hơn với thời gian quy định. 

Câu hỏi 3: Dựa vào quy trình xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí, em hãy tham khảo thêm Hình 4.5 và Bảng 4.2 để xây dựng các bữa ăn dinh dưỡng hợp lí trong 1 ngày cho gia đình mình.

Trả lời:

Em xây dựng bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp lí trong 1 ngày cho gia đình mình như sau:

  • Bữa sáng 6h: bánh mì và sữa

  • Bữa trưa 11h: ăn trưa với thịt kho, rau muống luộc, trứng chiên và cơm trắng.

  • Bữa tối 6h: ăn tối với thịt gà, rau muống xào và cơm trắng.

Câu hỏi 4: Trên cơ sở tính toán chi phí cho mỗi món ăn, hãy tính toán chi phí cho các bữa ăn mà em vừa xây dựng ở câu 3.

Trả lời:

Em tính toán chi phí cho bữa ăn mà em vừa xây dựng ở câu 3 như sau:

  • Bữa ăn sáng:

STT

Các bước thực hiện

Chi tiết minh họa

Yêu cầu cần đạt

1

Ước tính các loại thực phẩm cần dùng

- Bánh mì: 4 chiếc

- Sữa: 4 hộp

Đủ số lượng các loại thực phẩm cần sử dụng cho các món ăn.

2

Tính chi phí cho các loại thực phẩm cần dùng

- Tiền mua bánh mì:

5 000 đồng/chiếc x 4 chiếc

 = 20.000 đồng

- Tiền mua sữa:

4 000 đồng/hộp x 4 hộp

= 16 000 đồng

Tính được chi phí cho các loại thực phẩm cần dùng cho các món ăn.

3

Tính chi phí cho mỗi bữa ăn

20 000 đồng + 16 000 đồng

= 36 000 đồng

Tính được chi phí cho mỗi bữa ăn.

  • Bữa ăn trưa:

STT

Các bước thực hiện

Chi tiết minh họa

Yêu cầu cần đạt

1

Ước tính các loại thực phẩm cần dùng

- Thịt lợn: 400 gam

- Rau muống: 300 gam

- Trứng: 4 quả

- Gạo: 400 gam

Đủ số lượng các loại thực phẩm cần sử dụng cho các món ăn.

2

Tính chi phí cho các loại thực phẩm cần dùng

Tiền mua thịt lợn:

15 000 đồng/100g  x 400g

 = 60 000 đồng

- Tiền mua rau muống:

4 000 đồng/100g x 300g

= 12 000 đồng

- Tiền mua trứng:

3 000 đồng /quả x 4 quả  

= 12 000 đồng

- Tiền mua gạo:

2.000 đồng/100g x 400g

= 8.000 đồng

Tính được chi phí cho các loại thực phẩm cần dùng cho các món ăn.

3

Tính chi phí cho mỗi bữa ăn

60 000 đồng + 12 000 đồng

+ 12 000 đồng + 8 000 đồng

= 92 000 đồng

Tính được chi phí cho mỗi bữa ăn.

 

  •  Bữa ăn tối:

STT

Các bước thực hiện

Chi tiết minh họa

Yêu cầu cần đạt

1

Ước tính các loại thực phẩm cần dùng

- Thịt gà: 500 gam

- Rau muống: 300 gam

- Gạo: 400 gam

Đủ số lượng các loại thực phẩm cần sử dụng cho các món ăn.

2

Tính chi phí cho các loại thực phẩm cần dùng

- Tiền mua thịt gà:

15 000 đồng/100g  x 500g

 = 75 000 đồng

- Tiền mua rau muống:

4 000 đồng/100g x 300g

= 12 000 đồng

- Tiền mua gạo:

2 000 đồng/100g x 400g

= 8 000 đồng

Tính được chi phí cho các loại thực phẩm cần dùng cho các món ăn.

3

Tính chi phí cho mỗi bữa ăn

75 000 đồng + 12 000 đồng

 + 8 000 đồng

= 95.000 đồng

Tính được chi phí cho mỗi bữa ăn.

 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe