Đăng ký

Bài 29: Lực hấp dẫn

Câu hỏi mở đầu: Khi buông tay, quả bóng em đang cầm trong tay rơi xuống đất. Nếu em tung quả bóng lên cao, vì sao quả bóng sau khi chuyển động lên cao lại rơi xuống đất?

Trả lời:

Do lực hút của Trái đất làm cho quả bóng sau khi chuyển động lên cao lại rơi xuống đất.

I. Lực hấp dẫn là gì?

II. Khối lượng và trọng lượng

Câu hỏi 1: Trên hộp bánh có ghi: “Khối lượng tịnh 502 g”. Có phải số đó chỉ lượng bánh trong hộp?

Trả lời:

Trên hộp bánh có ghi: “Khối lượng tịnh 502 g”. Số đó chỉ lượng bánh trong hộp.

Câu hỏi 2: Hãy tìm từ và số cho trong khung thích hợp với chỗ có dấu (?) trong các câu sau:

  • Mọi vật đều có (?)

  • Khối lượng của bánh chứa trong hộp là (?)

  • Khối lượng của một vật chỉ (?) chất chứa trong vật.

Trả lời:

  • Mọi vật đều có khối lượng.

  • Khối lượng của bánh chứa trong hộp là 502 g.

  • Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.

Câu hỏi 3: Hãy ước lượng khối lượng của em. Làm thế nào để em đo được khối lượng của mình?

Trả lời:

Học sinh tự ước lượng khối lượng của mình.

Để đo được khối lượng của mình có thể sử dụng cân y tế hoặc cân đồng.

Câu hỏi 4: Trước một chiếc cầu có biển báo như hình 29.2. Theo em, nếu không làm đúng như biển báo thì gây hại cho cầu như thế nào?

Trả lời:

Hình 29.2 là biển báo giới hạn khối lượng của các phương tiện đi qua cầu là 10 tấn. Nếu không làm đúng như biển báo thì cầu sẽ nhanh chóng xuống cấp dẫn tới sập cầu.

III. Độ giãn của lò xo treo thẳng đứng

Câu hỏi 1: Dựa vào kết quả thí nghiệm của mình, em hãy cho biết: Khi tăng khối lượng treo vào đầu dưới lò xo thì độ giãn của lò xo thay đổi thế nào?

Trả lời:

Dựa vào kết quả thí nghiệm ta thấy: Khi tăng khối lượng treo vào đầu dưới của lò xo thì độ giãn của lò xo cũng thay đổi (dài hơn). Tỉ lệ tăng độ dài của lò xo tỉ lệ thuận với tỉ lệ tăng khối lượng của quả kim loại.

Câu hỏi 2: Em hãy thực hiện một thí nghiệm để chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo vào nó.

Trả lời:

Một lò xo treo thẳng đứng có khối lượng không đáng kể. Sau đó treo lần lượt các quả nặng có khối lượng khác nhau vào lò xo.

Ghi lại chiều dài của lò xo tương ứng với mỗi quả nặng.

Tìm ra mối liên hệ giữa độ giãn của lò xo và khối lượng vật treo.

Trên đây là cách soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài “Lực hấp dẫn” trong chương trình sách mới Cánh diều mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!

 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe