Bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững
I. Thế nào là phát triển bền vững
Câu hỏi 1: Hãy nêu một số tác động của con người tới thiên nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
Trả lời:
- Khai thác tài nguyên khoáng sản quá mức, nhiều loại khoáng sản giảm nhanh về trữ lượng. Ví dụ: Trữ lượng dầu mỏ hiện nay của thế giới chỉ còn đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường trong vòng 40 năm nữa (Theo báo cáo của Tập đoàn dầu khí quốc gia Anh BP).
- Nạn tàn phá rừng, nạn lâm tặc khiến độ che phủ rừng ngày càng giảm. Nhiều loại rừng, cánh rừng đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn.
- Ô nhiễm nước biển do chất thải, rác thải, tràn dầu,... khiến các loài sinh vật biển nhiễm độc, thậm chí là suy giảm về số lượng.
II. Bảo vệ thiên nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên.
Trả lời:
Ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên:
- Bảo vệ tự nhiên:
+ Giữ gìn đa dạng sinh học;
+ Ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên.
=> Bảo vệ không gian sống của con người, đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.
- Khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên:
+ Sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm nhằm hạn chế sự suy giảm cả về số lượng và chất lượng;
+ Đảm bảo nguồn tài nguyên cho sinh hoạt và sản xuất của con người trong hiện tại và tương lai.
Câu hỏi 2: Để bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta cần phải làm gì?
Trả lời:
Để bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta cần phải:
-
Khoáng sản: sử dụng tiết kiệm, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế.
-
Đất trồng, rừng: vừa sử dụng tiết kiệm, vừa khôi phục và tái tạo.
-
Các dạng năng lượng khác (mặt trời, nước, thủy triều,...): tránh làm ô nhiễm, giảm chất lượng.
Câu hỏi 3: Dựa vào sơ đồ trên và hình 1, em hãy lấy ví dụ về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên.
Trả lời:
Ví dụ về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên:
-
Xây dựng và phổ cập các mô hình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
-
Triển khai một số mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở các vùng; xây dựng và áp dụng thành công mô hình “Làng sinh thái” tại các vùng sinh thái kém bền vững
-
Bảo tồn đa dạng sinh học, ví dụ tại dãy Trường Sơn,…
-
Tổ chức triển khai thực hiện một số chương trình quản lý kết hợp với bảo tồn môi trường, ví dụ Chương trình bảo tồn vùng nước ngập mặn
-
Bảo tồn một số loại chim, thú có nguy cơ tuyệt chủng; bảo tồn cây Di sản Việt Nam;...
III. Luyện tập và vận dụng
Câu hỏi 1: Em hãy nêu một số việc có thể làm hàng ngày để bảo vệ môi trường.
Trả lời:
Một số việc có thể làm hằng ngày để bảo vệ môi trường là
-
Hạn chế sử dụng túi nilon, tăng cường sử dụng túi giấy hoặc vải.
-
Tăng cường trồng và bảo vệ rừng, ủng hộ ngày môi trường, giờ Trái Đất.
-
Sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn nước và tắt điện khi không sử dụng.
-
Tăng cường thực đơn có nhiều rau xanh, không ăn thịt động vật hoang dã.
-
Đi bộ, xe đạp hoặc các phương tiện công cộng khi đi làm hoặc đi học,…
Câu hỏi 2: Thu thập thông tin về việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững ở địa phương em.
Trả lời:
Để khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững, Hà Nội đã thực hiện một số giải pháp:
-
Thay thế quy trình công nghệ lạc hậu bằng quy trình công nghệ hiện đại;
-
Tìm kiếm công nghệ sạch, vật liệu mới, năng lượng mới;
-
Tối thiểu hóa chất thải, năng lượng thừa;
-
Tái sử dụng phế liệu, chất thải;
-
Tái tạo tài nguyên mới.