Bài 26: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương
I. Gợi ý một số nội dung
Học sinh có thể chọn một trong các nội dung sau:
1. Nội dung 1: Địa hình
-
Đặc điểm chung
-
Các dạng địa hình chính
-
Mối quan hệ giữa địa hình với các thành phần tự nhiên khác (Khí hậu, sông ngòi, đất trồng, sinh vật…)
2. Nội dung 2: Khí hậu
-
Đặc điểm chung
-
Các nét đặc trưng của khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió...)
-
Mối quan hệ giữa khí hậu và các thành phần tự nhiên khác (địa hình, sông ngòi, đất trồng, sinh vật)
3. Nội dung 3: Sông ngòi
-
Mạng lưới sông ngòi
-
Đặc điểm chính của sông ngòi ( hướng dòng chảy, mùa lũ- mùa cạn)
-
Mối quan hệ giữa sông ngòi với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, khí hậu,...)
4. Nội dung 4: Đất
-
Các loại đất. Đặc điểm chung của đất
-
Phân bố đất ở địa phương
-
Mối quan hệ giữa đất với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, khí hậu, sông ngòi,...)
5. Nội dung 5: Sinh vật
-
Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên (đặc biệt là đọ che phủ)
-
Các loài động vật hoang dã
-
Mối quan hệ giữa thực vật với động vật, giữa sinh vật với các thành phần tự nhiên khác (khí hậu, đất,...)
II. Cách thức tiến hành
1. Thành lập nhóm và lựa chọn nội dung: nhóm gồm 4-6 bạn và chọn đối tượng (khí hậu, đất, sông ngòi, địa hình,…).
2. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
-
Chuẩn bị đồ dùng.
-
Ghi chép, quan sát.
-
Đo đạc,…
3. Xác định thời gian và địa điểm tham quan ở địa phương
4. Thu thập tài liệu và xử lý tài liệu
-
Thu thập tài liệu qua sách vở, mạng internet cơ quan quản lý vấn đề ở địa phương.
-
Tham quan, tìm hiểu thực tế địa phương.
-
Tìm hiểu qua người dân địa phương (phương pháp xã hội học).
-
Phân tích, tổng hợp, so sánh các kết quả đã tìm hiểu được
5. Viết báo cáo
-
Viết báo cáo: Từ các tài liệu đã có, viết báo cáo theo gợi ý (nên viết ngắn gọn, súc tích):
-
Nêu ý nghĩa của việc tìm hiểu môi trường tự nhiên.
-
Nêu hiện trạng và nguyên nhân.
-
Một số giải pháp.
-
Trình bày báo cáo:
-
Phân công người báo cáo trước lớp.
-
Chuẩn bị nội dung kèm theo: tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ,…