Đăng ký

Bài 26: Lực và tác dụng của lực

I. Tìm hiểu về lực

Câu hỏi 1: Hãy tìm một số ví dụ về sự đẩy và sự kéo trong thực tế.

Trả lời:

Sự kéo: Kéo co, kéo xe, kéo ngăn tủ, …

Sự đẩy: Đẩy xe lên dốc, đẩy tạ, đẩy xe hàng trong siêu thị, …

Câu hỏi 2: Hãy nêu ví dụ về lực tác dụng lên vật:

  • Làm thay đổi tốc độ của vật

  • Làm thay đổi hướng chuyển động của vật

  • Làm vật biến dạng

  • Làm thay đổi tốc độ của vật và làm vật biến dạng

Trả lời:

  • Làm thay đổi tốc độ của vật: Khi đạp xe đạp, đạp càng nhanh (tăng lực tác dụng ) làm xe chuyển động nhanh hơn.

  • Làm thay đổi hướng chuyển động của vật: Khi chơi cầu lông, người tác dụng lực vào vợt làm thay đổi hướng đi của quả cầu.

  • Làm vật biến dạng: Dùng tay ấn mạnh quả bóng xuống làm cho quả bóng bị biến dạng.

  • Làm thay đổi tốc độ của vật và làm vật biến dạng: cầu thủ đá bóng vừa làm thay đổi tốc độ của quả bóng, vừa làm quả bóng bị biến dạng.

II. Đo lực

Câu hỏi 1: Hãy nêu ví dụ về các lực có độ lớn khác nhau.

Trả lời:

Ví dụ về các lực có độ lớn khác nhau:

  • Lực để đẩy một tủ gỗ sẽ lớn hơn lực đẩy một chiếc xe lăn.

  • Lực để kéo một bao cát 30kg sẽ lớn hơn lực để kéo một bao cát 20kg

Câu hỏi 2: Hãy đối chiếu ảnh của lực kế trong hình 26.6 với lực kế thật để chỉ ra các bộ phận sau:

  • Lò xo

  • Cái chỉ vạch

  • Vạch chia và số chỉ

Trả lời:

Học sinh tự đối chiếu với lực kế thật để chỉ ra các bộ phận.

Cấu tạo của lực kế lò xo gồm:

  • Một đầu gắn vào thân lực kế, đầu kia gắn với cái chỉ vạch.

  • Đầu còn lại của cái chỉ vạch có móc treo.

  • Trên thân lực kế có vạch chia độ.

Câu hỏi 3: Lực kế lò xo ở hình 26.6 có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu?

Trả lời:

- Giới hạn đo: 5N

- Độ chia nhỏ nhất: 0,1 N

Câu hỏi 4: Em hãy lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đo được lực kéo một vật theo phương nằm ngang bằng lực kế lò xo.

Trả lời:

Kế hoạch đo lực kéo một vật theo phương nằm ngang bằng lực kế lò xo:

Bước 1: Ước lượng lực mạnh hay yếu để chọn lực kế phù hợp.

Bước 2: Điều chỉnh cho cái chỉ thị của lực kế chỉ đúng số 0

Bước 3: Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo lực kế. Treo hoặc giữ cố định phần thân của lực kế sao cho lực kế dọc theo phương nằm ngang.

Bước 4: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với chỗ đánh dấu ở cái chỉ thị.

III. Biểu diễn lực

Câu hỏi 1: Hãy biểu diễn các lực sau:

a) Một người đẩy cái hộp với lực 1 N và một người đẩy cái hộp với lực 2 N (theo phương nằm ngang).

b) Một xe đầu kéo đang kéo một thùng hàng với lực 500N.

Trả lời:

a) Một người đẩy cái hộp với lực 1 N và một người đẩy cái hộp với lực 2 N:

b) Một xe đầu kéo đang kéo một thùng hàng với lực 500N.

Trên đây là cách soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài “Lực và tác dụng của lực” trong chương trình sách mới Cánh diều mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe