Bài 25: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
I. Chuẩn bị đi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
1. Dụng cụ, thiết bị
Câu hỏi 1:
-
Quan sát hình 25.1 và cho biết cần chuẩn bị những dụng cụ, thiết bị gì khi đi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.
-
Nêu cách sử dụng các dụng cụ quan sát trong hình 25.1.
Trả lời:
a. Dụng cụ và thiết bị cần chuẩn bị khi đi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên: kính lúp, máy ảnh, găng tay, sổ và bút, panh, vợt, hộp nuôi sâu bọ, bể kính, hộp chứa mẫu sông.
b. Cách sử dụng các dụng cụ và thiết bị:
-
Kính lúp cầm tay: quan sát các sinh vật nhỏ bé
-
Máy ảnh: chụp mẫu thực vật, động vật
-
Gang tay bảo hộ: đeo tay tránh tiếp xúc trực tiếp với mẫu vật
-
Sổ và bút ghi chép
-
Panh: kẹp, giữ mẫu vật
-
Vợt bắt sâu bọ: vợt bắt những loài bay côn trùng bay trên cao
-
Vợt vớt động vật: vớt động vật dưới nước
-
Hộp nuôi sâu bọ: khi bắt được sâu bọ sống thì nhốt vào hộp nuôi
-
Bể kính hoặc hộp chứa mẫu sống: duy trì sự sống các mẫu, dễ quan sát mẫu sống.
Câu hỏi 2: Khi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên, em cần chú ý điều gì để giữ an toàn cho bản thân và người khác.
Trả lời:
Các điều cần chú ý giữa an toàn cho bản thân và người khác khi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên:
-
Chuẩn bị các loại dụng cụ, thiết bị bảo hộ đầy đủ.
-
Với các loại sinh vật nguy hiểm, gây độc thì cần có khoảng cách quan sát hợp lí và các biện pháp tiếp xúc đúng cách.
-
Cần duy trì liên lạc với người xung quanh để hỗ trợ kịp thời khi xảy ra sự cố.
Câu hỏi 3: Dựa vào phiếu nhiệm vụ sau đây, hãy cho biết em cần làm gì và ghi chép những thông tin gì khi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.
Trả lời:
- Những điều cần làm khi tìm hiểu sinh vật ngoài môi trường:
+ Quan sát các sinh vật.
+ Chụp ảnh sinh vật.
+ Thu mẫu một số động vật để quan sát.
+ Hoàn thành phiếu quan sát.
- Thông tin ghi chép gồm: tên thực vật/động vật, nơi quan sát được, môi trường sống, nhóm động vật, vai trò của động vật, ghi chú thêm…
Câu hỏi 4: Hoàn thành phiếu quan sát thực vật
Trả lời:
Câu hỏi 5: Hoàn thành phiếu quan sát động vật.
Trả lời:
2. Một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
Phương pháp quan sát:
-
Quan sát thực vật, động vật bằng mắt thường, kính lúp hoặc ống nhòm.
-
Chụp ảnh các loài vừa quan sát được.
-
Ghi chép các thông tin quan sát được vào phiếu quan sát.
Phương pháp thu mẫu động vật:
-
Nguyên tắc: Ghi chép nơi thu mẫu và sau khi quan sát mẫu xong phải thả lại môi trường.
-
Phương pháp thu mẫu: Dùng vợt thủy sinh bắt động vật thủy sinh đưa vào bể kính hoặc hộp chứa mẫu sống, dùng vợt bắt côn trùng để bắt bướm hoặc côn trùng cho vào hộp nuôi sâu bọ.
Trên đây là cách soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài “Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên” trong chương trình sách mới Cánh diều mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!