Đăng ký

Bài 24: Đa dạng sinh học

Câu hỏi mở đầu: Kể tên các sinh vật có trong hình 24.1 mà em biết và nêu môi trường sống của chúng.

Trả lời:

Động vật trong hình là:

  • Cá, sứa, san hô: môi trường dưới nước.

  • Gấu, con người, cây cối: môi trường trên cạn.

  • Bướm, ong, chim: môi trường bầu trời. 

I. Đa dạng sinh học là gì?

Câu hỏi 1: Quan sát hình 24.2 và nhận xét sự đa dạng sinh học ở mỗi khu vực.

Trả lời:

Đa dạng sinh học ở các khu vực khác nhau sẽ có sự khác nhau lớn.

  • Hoang mạc rất ít sinh vật, thường chỉ gồm cọ, dừa, cỏ,… mọc rải rác, độ đa dạng loài thấp. và số lượng, mật độ xuất hiện thấp.

  • Rừng nhiệt đới rậm rạp, các loài phong phú, mọc chen chúc nhau cùng hệ động vật phong phú, đa dạng loài cao.

  • Đại dương nhiều loài cá, rêu, san hô, ít thực vật hơn rừng trên cạn, tuy nhiên đa dạng động vật dưới nước rất cao.

  • Bắc cực độ đa dạng thấp, không có cây cỏ phát triển, chỉ có gấu trắng Bắc cực với số lượng ít xuất hiện.

Câu hỏi 2: Giải thích tại sao có khu vực đa dạng sinh học cao nhưng có khu vực lại có đa dạng sinh học thấp.

Trả lời:

Đa dạng sinh học giữa các khu vực có sự khác nhau là do điều kiện môi trường ở các khu vực quyết định đến sự phát triển của các loài. Đó là yếu tố độ ẩm, nhiệt độ, khí hậu, thổ nhưỡng, …

Các vùng đất đai giàu dinh dưỡng, nhiệt độ cao, độ ẩm cao thì hệ thực vật phát triển dẫn đến đa dạng động vật cao.

Các vùng đất đai cằn cỗi, khô hạn, thiếu nước, nắng nóng quanh năm hay băng giá quanh năm thi hệ thực vật không phát triển dẫn đến động vật cũng kém đa dạng.

II. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn

Câu hỏi 1: Lấy ví dụ chứng minh vai trò của đa dạng sinh học sau đây: 

  • Cung cấp nhiên liệu, gỗ; dược liệu; thực phẩm;

  • Tham quan du lịch sinh thái;

  • Nơi học tập, nghiên cứu sinh vật.

Trả lời:

  • Cung cấp nhiên liệu, gỗ, dược liệu, thực phẩm: cá, thịt, rau củ, hoa quả,...

  • Tham quan du lịch sinh thái: các vườn quốc gia, rừng, đồi, núi, biển, đảo, vịnh...

  • Nơi học tập, nghiên cứu sinh vật: Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển,...

III. Vì sao cần bảo tồn đa dạng sinh học

Câu hỏi 1: Lấy ví dụ về nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và hậu quả của nó.

Trả lời:

Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học: cháy rừng, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mặt nước thành đất nông nghiệp, xây dựng khu công nghiệp, đô thị, đường giao thông, thủy điện...

Câu hỏi 2: Vì sao cần bảo tồn đa dạng sinh học? 

Trả lời:

Suy giảm đa dạng sinh học sẽ ảnh hưởng đến:

  • Môi trường sống của con người và các loài sinh vật bị ô nhiễm, tàn phá, biến đổi các chất.

  • Nguồn lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, dược liệu, .. bị mất đi, không thể tiếp tục duy trì được sự sống.

Do đó cần phải bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần bảo tồn sự phong phú và đa dạng của các loài.

Câu hỏi 3: Lấy ví dụ về một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học.

Trả lời:

Ví dụ một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học:

  • Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, các vườn quốc gia.

  • Ban hành các luật và chính sách nhằm ngăn chặn phá rừng, cấm săn bắt bừa bãi các loài động vật quý hiếm, cấm khai thác bừa bãi các loài thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.

  • Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo tồn đa dạng sinh học.

  • Bảo vệ môi trường sống của tự nhiên, hạn chế tối đa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

Câu hỏi 4: Kể tên một số khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển hoặc vườn quốc gia ở Việt Nam.

Trả lời:

Một số khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển hoặc vườn quốc gia ở Việt Nam:

  • Vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Tiên, Tam Đảo...

  • Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Khu bảo tồn thiên nhiên Cù lao Chàm, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé,...

  • Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An, Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, Khu dự trữ sinh quyển Langbiang...

Câu hỏi 5: Tìm hiểu và kể tên những loài đang bị suy giảm về số lượng. Nêu nguyên nhân và biện pháp bảo vệ các loài đó.

Trả lời:

Những loài đang bị suy giảm về số lượng: báo đốm, đười ươi, voi, khỉ đột, cá heo, loài nai Java, hươu đồng lầy Nam Mỹ, tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá sấu hoa cà, hươu sao Việt, hổ, tê tê, trâu rừng, dê núi, cầy, chồn, khỉ, voọc... 

  • Nguyên nhân chủ yếu do săn bắn, nuôi nhốt các loài; rừng bị tàn phá nghiêm trọng dẫn đến môi trường sống của chúng bị phá hủy.

  • Biện pháp: bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên di truyền, tuyên truyền việc thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã. Khuyến khích, động viên nhân dân tham gia phát hiện, ngăn chặn nạn vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã; các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ vi phạm xảy ra.

Câu hỏi 6: Nêu một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học đang được thực hiện ở địa phương em.

Trả lời:

Một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học đang được thực hiện ở địa phương:

  • Thành lập vườn quốc gia.

  • Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo tồn đa dạng sinh học.

  • Thường xuyên tổ chức các hoạt động trồng cây, dọn vệ sinh môi trường.

  • Cấm và phạt các hành vi nuôi nhốt, mua bán động vật, các sản phẩm từ động vật hoang dã.

Câu hỏi 7: Em sẽ làm gì để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học?

Trả lời:

Một số hành động em có thể làm để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học:

  • Tham gia trồng nhiều cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ.

  • Tuyên truyền cho người thân, bạn bè, người xung quanh vai trò của bảo tồn đa dạng sinh học.

  • Khi gặp các hành vi buôn bán, nuôi nhốt động vật và các sản phẩm từ động vật hoang dã cần báo ngay cho chính quyền qua các đường dây nóng.

Câu hỏi 8: Sưu tầm các thông tin và tranh ảnh về các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam như bò xám, sao la, hổ, chim trĩ, rùa biển,…

Trả lời:

  • Sao la là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống trong vùng núi rừng Trường Sơn tại Việt Nam được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1996. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam. Sao la sống trong các khu rừng rậm chủ yếu gần nơi có suối trên độ cao 200m – 600m trên mực nước biển dọc dãy Trường Sơn, vào mùa đông, sao la sẽ di cư xuống những vùng đất thấp hơn để tránh rét. Vì ít khi được quan sát nên khoa học không biết nhiều về tập quán sinh sống của chúng.

  • Hổ Đông Dương có thể sống được trong môi trường rừng, đồng cỏ, núi và đồi. Tuy nhiên, chúng thích phần lớn các sinh cảnh rừng như rừng mưa nhiệt đới, rừng thường xanh, rừng rụng lá, rừng lá rộng khô cận nhiệt đới và nhiệt đới. Hổ Đông Dương được phân bố ở Myanmar, Thái Lan và Lào. Chúng đã không còn được ghi nhận tồn tại trong môi trường hoang dã ở Việt Nam kể từ năm 1997. Dữ liệu có sẵn cho thấy không còn nhiều con hổ được sinh sản ở Campuchia, Việt Nam và Trung Quốc. Vườn quốc gia Pù Mát ở Việt Nam hiện có 17 cá thể hổ Đông Dương.

Câu hỏi 9: Tìm hiểu về những hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (ngày 22/5).

Trả lời:

Một số hoạt động hưởng ứng ngày 22/5:

- Tổ chức sâu rộng việc tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân biết được tầm quan trọng về giá trị, vai trò của đa dạng sinh học.

- Tổ chức lồng ghép các hoạt động truyền thông trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương; nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, cộng đồng; tuyên truyền thực hiện các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng các nội dung về bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi, cây trồng bản địa, cây dược liệu; khai thác bền vững tài nguyên sinh học.

- Phát động các phong trào bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương: sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên; thực hiện tiêu dùng xanh, thân thiện với môi trường; không buôn bán, sử dụng các loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm, ưu tiên bảo vệ; thực hiện các mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Trên đây là cách soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài “Đa dạng sinh học” trong chương trình sách mới Cánh diều mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!
 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe