Đăng ký

Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống

Câu hỏi mở đầu: Quan sát hình 23.1, hãy cho biết mỗi động vật đó thuộc nhóm động vật không xương sống hay động vật có xương sống.

Trả lời:

  • Động vật không xương sống: Con bọ cạp, con gián.

  • Động vật có xương sống: Con bò, con thỏ.

I. Đặc điểm nhận biết động vật có xương sống

Câu hỏi 1: Nêu điểm khác biệt giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống.

Trả lời:

Động vật không xương sống

Động vật có xương sống

- Không có bộ xương trong. Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin.

- Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí.

- Thần kinh dạng gạch hoặc chuỗi hạch ở bụng. (Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Thân mềm, Giun đốt, Chân khớp, Da gai)

- bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương với dây sống hoặc cột sống làm trụ, có chứa tủy sống.

- Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi.

- Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng (Nửa dây sống, Cá miệng tròn, Cá sụn, Cá xương, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú)

Câu hỏi 2: Lấy ví dụ về động vật có xương sống mà em biết.

Trả lời:

Ví dụ về động vật có xương sống: mèo, chó, hổ, cáo, thỏ, sóc, hươu, voi, khỉ, cá, ếch, chim, thằn lằn,... 

II. Sự đa dạng động vật có xương sống

1. Các lớp Cá

Câu hỏi 1: Nêu các đặc điểm giúp em nhận biết cá và kể tên một số loài cá mà em biết.

Trả lời:

Đặc điểm nhận biết cá: cá sống dưới nước, di chuyển nhờ vây và hô hấp bằng mang. Cá đẻ trứng. Bộ xương cá có thể làm bằng chất sụn hay chất xương.

Một số loại cá: cá rô phi, cá chép vàng, cá trắm, cá voi, cá trê, cá ngựa,...

Câu hỏi 3: Quan sát mẫu vật thật (cá xương, cá sụn) hoặc lọ ngâm mẫu vật cá, vẽ hình thái ngoài của đại diện quan sát và nêu vai trò của chúng.

Trả lời:

- Cá tầm (cá sụn):

- Cá chép (cá xương):

Câu hỏi 4: Nêu vai trò của cá và lấy ví dụ các loài cá có ở địa phương tương ứng với từng vai trò.

Trả lời:

Vai trò của cá

Tên loài cá

Nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm, vitamin, dễ tiêu hóa

Cá rô phi, cá trắm, cá chuối…

Da của số loài có thể dùng đóng giày, làm túi

Cá nhám, cá sấu, cá đuối,...

Cá ăn bọ gậy, ăn sâu bọ hại lúa

Cá dọn bể, cá rô phi, cá rô, cá trê…

Cá nuôi làm cảnh

Cá dĩa, cá koi, cá ngựa vằn, cá hồng két…

2. Lớp Lưỡng cư

Câu hỏi 1: Giải thích thuật ngữ " lưỡng cư"?

Trả lời:

Thuật ngữ " lưỡng cư": "lưỡng" là hai, "cư" là ở => "lưỡng cư" là ở hai nơi trên cạn và dưới nước. Động vật lưỡng cư có đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn.

Câu hỏi 2: Quan sát hình 23.5 nêu đặc điểm giống và khác nhau của các động vật trong hình.

Trả lời:

Đặc điểm giống và khác nhau của các động vật trong hình:

Loài

Cá cóc bụng hoa

Cóc nhà

Ếch giun

Giống

Da trần, thở bằng da và phổi, da luôn luôn ẩm ướt, đẻ trứng và thụ tinh dưới nước, sống cả dưới nước và trên cạn.

Khác

Di chuyển bằng bốn chân

Di chuyển bằng bốn chân

Không có chân, di chuyển trên da

Có đuôi

Không có đuôi

Có đuôi

Câu hỏi 3: Lấy ví dụ về các lưỡng cư được dùng làm thực phẩm và lưỡng cư gây ngộ độc. 

Trả lời:

  • Lưỡng cư được dùng làm thực phẩm: thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản. Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật. 

  • Lưỡng cư gây ngộ độc: Người ăn phải nhựa, gan và trứng cóc có thể bị ngộ độc và chết. Dưới da của cóc có tuyến chứa nọc độc khi con người ăn phải có thể bị ngộ độc đau bụng.

Câu hỏi 4: Quan sát mẫu vật (ếch, nhái) hoặc lọ ngâm mẫu vật đại diện lưỡng cư, ghi chép các đặc điểm và nêu vai trò, tác hại của đại diện quan sát được. Quan sát mẫu vật.

Trả lời:

Cóc có lớp da trần, sần sùi, luôn luôn ẩm ướt, thở bằng da và phổi, đẻ trứng và thụ tinh dưới nước, sống cả dưới nước và trên cạn; có 4 chân và không có đuôi.

Cóc là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nguyên liệu thuốc chữa bệnh, tiêu diệt các loài côn trùng gây hại, tuy nhiên có chứa chất độc có thể gây chết người và động vật.

Câu hỏi 5: Hãy tìm hiểu vì sao cần phải bảo vệ lưỡng cư và gây nuôi những loài lưỡng cư có giá trị kinh tế?

Trả lời:

Cần phải bảo vệ và gây nuôi lưỡng cư vì lưỡng cư có vai trò:

  • Cung cấp nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng cao.

  • Làm thuốc chữa bệnh.

  • Tiêu diệt côn trùng gây hại cho cây trồng, người và động vật.

  • Vật phẩm trong nghiên cứu y học.

  • Duy trì đa dạng sinh học.

3. Lớp Bò sát

Câu hỏi 1: Nêu các đặc điểm giúp em nhận biết động vật thuộc lớp Bò sát.

Trả lời:

Đặc điểm giúp nhận biết động vật thuộc lớp Bò sát:

  • Thích nghi với đời sống trên cạn, có da khô, phủ vảy sừng.

  • Hô hấp bằng phổi

  • Đẻ trứng

Câu hỏi 2: Kể tên một số loài bò sát mà em biết và nêu vai trò của chúng.

Trả lời:

Một số loài bò sát và vai trò của chúng:

  • Giá trị thực phẩm: rắn, cá sấu, ba ba, …

  • Dược phẩm: rắn, ba ba, …

  • Sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu: ba ba, rùa, đồi mồi, cá sấu,…

  • Có ích trong nông nghiệp (tiêu diệt sâu bọ, chuột): thằn lằn, rắn,…

Câu hỏi 3: Nêu tên và đặc điểm nhận biết các loài bò sát có trong hình 23.7

Trả lời:

Hình a: Thằn lằn: có 4 chân và tai ngoài. Thằn lằn có đuôi và đôi khi chúng tự cắt đuôi để trốn khỏi kẻ thù.

Hình b: Rắn: ăn thịt, không chân và thân hình tròn dài (hình trụ), có vảy, rắn là động vật có xương sống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể.

Hình c: Rùa: có mai lớn, có các vết gấn da sần ở cổ, rìa trước và trên mai có nhiều nốt sần.

Hình d: Cá sấu: có 4 chân, hàm dài, có nhiều răng lớn sắc, răng mọc trong lỗ chân răng, trứng cá sấu có vỏ đá vôi bao bọc.

Câu hỏi 4: Hãy tìm hiểu những đặc điểm phân biệt bò sát với lưỡng cư.

Trả lời:

 

Lưỡng cư

Bò sát

Nơi sống

Vừa ở nước, vừa ở cạn

Ở cạn

Lớp da

Da trần luôn ẩm ướt và dễ thấm nước

Da khô, phù vảy sừng

Hô hấp

Da và phổi

Phổi

4. Lớp Chim

Câu hỏi 1: Nêu những đặc điểm nhận biết động vật thuộc lớp Chim.

Trả lời:

Đặc điểm giúp nhận biết động vật thuộc lớp Chim:

  • Có lông vũ bao phủ

  • Đi bằng hai chân

  • Chi trước biến đổi thành cánh

  • Đẻ trứng

Đa số các loài chim có khả năng bay lượn, một số loài chim không có khả năng bay nhưng lại chạy nhanh, một số loài có khả năng bơi, lặn.

Câu hỏi 2: Kể tên một số loài chim mà em biết.

Trả lời:

Một số loài chim mà em biết: chim ưng, đà điểu, vịt, công, chim cánh cụt, chim nhạn, đại bàng,...

Câu hỏi 3: Hãy tìm hiểu trong thực tiễn hoặc qua mạng internet,… xem các loài chim như gà, vịt, bồ câu ấp trứng và chăm sóc, bảo vệ con non như thế nào.

Trả lời:

- Bồ câu khi đẻ trứng thường 1-2 quả thì cả chim trống và chim mái đều tham gia ấp trứng và thời gian ấp gần tương đương nhau. Chim bồ câu ấp trứng 15-18 ngày thì trứng sẽ nở thành con non. Con non được nuôi bằng sữa diều và mớm mồi. Không giống như đa số các loài chim, cả hai giới của chim bồ câu đều sản xuất "sữa cây" để nuôi con non, được tiết ra bằng cách làm bong các tế bào chứa đầy chất lỏng từ lớp lót của chúng. Chúng rời tổ sau 25 ngày 32 ngày. Chim bồ câu không lông thường có thể bay được khi chúng được 5 tuần tuổi.

- Gà mái thường đẻ trứng trong những chiếc tổ đã có sẵn trứng từ trước, do tập tính này mà một đàn gà chỉ có một số địa điểm đẻ trứng yêu thích thay vì mỗi con có một tổ khác nhau. Gà mái thường tỏ ra thích đẻ trứng có một nơi nhất định. Hai hoặc nhiều mẹ gà có thể cố gắng chia sẻ ổ với nhau cùng một lúc. Trong trường hợp ổ quá nhỏ hoặc một con gà quá cương quyết không chịu rời đi thì các gà mái sẽ cố nằm đè lên nhau. Gà mái duy trì nhiệt độ và độ ẩm trong tổ, đồng thời lật trứng trong giai đoạn đầu. Hết thời gian ấp (khoảng 21 ngày), trứng gà sẽ nở.

5. Lớp Động vật có vú (Thú)

Câu hỏi 1: Mèo là một động vật thuộc lớp Động vật có vú, hãy quan sát hình 23.9 và nêu một số đặc điểm của mèo. 

Trả lời:

Mèo được bao phủ khắp cơ thể bởi lông mao, có răng, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.

Câu hỏi 2: Dựa vào những đặc điểm nhận biết động vật thuộc lớp Động vật có vú, hãy lấy ví dụ về một số động vật có vú ở nơi em sống.

Trả lời:

Một số động vật thuộc lớp Động vật có vú là: chó, mèo, thỏ, trâu, bò, lợn, dê, chuột,…

Câu hỏi 3: Quan sát hình 23.11 mô tả hình thái và cho biết môi trường sống của các động vật có trong hình.

Trả lời:

Cá heo: da trơn, miệng dài, di chuyển bằng vây và đuôi, khối lượng lớn => Sống dưới nước.

  • Trâu: khối lượng lớn, có 4 chân, đuôi dài, cơ thể được bao phủ bởi lớp lông mỏng, trâu có sừng, ăn các loại thực vật, thuộc loại động vật nhai lại. => Sống trên cạn.

  • Dơi: Kích thước nhỏ, chi trước biến đổi thành cánh da. Ngón tay, trừ ngón một rất dài và căng màng da mỏng không lông. Màng da nối không chỉ chi trước với chi sau và cả chi sau với đuôi. Cơ ngực lớn. => Sống trên cạn.

  • Khỉ: có 4 chi, các chi đều phân hóa ngón có khả năng cầm nắm rất linh hoạt, có đuôi dài, lông mao bao phủ toàn cơ thể.

Câu hỏi 4: Lập bảng về những đặc điểm nhận biết các lớp động vật có xương sống.

Trả lời:

Câu hỏi 5: Lập bảng về các vai trò và tác hại của động vật có xương sống và lấy các ví dụ minh họa.

Trả lời:

Câu hỏi 6: Hãy sưu tầm tranh ảnh về các loài thú quý hiếm và viết khẩu hiệu tuyên truyền để bảo vệ chúng.

Trả lời:

=> Khẩu hiệu “Hãy chung tay bảo vệ các loài động vật hoang dã”.

Trên đây là cách soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 bài “Đa dạng động vật có xương sống” trong chương trình sách mới Cánh diều mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe