Đăng ký

Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

I. KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Cùng nghe bài hát Dấu chấm hỏi (Sáng tác: Thế Hiển) 

Bạn nhỏ trong bài hát không được hưởng những quyền nào của trẻ em? Theo em, ai sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo quyền trẻ em cho bạn nhỏ này?

Trả lời:

Bạn nhỏ trong bài hát Dấu chấm hỏi đã không được hưởng những quyền như quyền nuôi dưỡng, quyền chăm sóc, quyền bảo vệ, quyền học tập và quyền vui chơi của trẻ em. 

Theo em, nhà nước, xã hội, gia đình và nhà trường sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em của bạn nhỏ này.

II. KHÁM PHÁ

1. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

Câu hỏi 1: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

a. Em hãy cho biết, trong các tình huống trên, bạn nào đã thực hiện đúng, bạn nào thực hiện chưa đúng quyền và bổn phận của trẻ em. Vì sao?

b. Theo em, học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em?

Trả lời:

a. Trong các tình huống trên, những bạn thực hiện đúng và những bạn thực hiện chưa đúng về quyền và bổn phận của trẻ em:

  •  Những bạn đã thực hiện đúng: 

+ Long thực hiện đúng vì khi nhìn thấy chú Hưng hàng xóm đánh đập con trai, Long đã nhờ bố tìm cách giúp đỡ, thể hiện giá trị yêu thương và đã tố giác hành vi bạo lực của chú Hưng.

+ Các bạn nhỏ trong tình huống 3 đã thực hiện đúng vì các bạn đã khuyến khích, động viên Hoàng thể hiện bản thân mình tham gia vào cuộc thi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

  •  Những bạn thực hiện chưa đúng: 

+ Bạn nhỏ trong tình huống 2 thực hiện chưa đúng vì Lan đòi bố mua xe đạp điện cho dù mới học lớp 6 chưa đủ tuổi sử dụng, Lan còn giận dỗi, nhịn ăn để đòi bố mua xe. Lan đang thực hiện chưa đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của trẻ em.

b. Theo em, trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em là: tích cực chủ động thực hiện các quyền trẻ em để phát triển và bảo vệ bản thân, đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em và phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

2. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, tình huống sau để trả lời các câu hỏi:

  1. Theo em, gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?

  2. Theo em, những hành vi xâm phạm quyền trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

  1. Theo em, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em là: tiến hành khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em, tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu phù hợp; quản lý và bảo vệ quyền trẻ em khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng bị mua bán, đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em, xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ.

  2. Theo em, những hành vi xâm phạm quyền trẻ em sẽ bị xử lý như sau:  tùy theo mức độ vi phạm của hành vi sẽ bị xử lý dưới nhiều hình thức khác nhau (xử lý hành chính, dân sự, hình sự,…).

III. LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em hãy nêu một số biểu hiện thực hiện tốt và thực hiện chưa tốt quyền trẻ em gia đình, trường học và địa phương em. 

Trả lời:

Một số biểu hiện thực hiện tốt và chưa tốt quyền trẻ em ở gia đình, trường học, địa phương em, em trình bày theo bảng sau:

  Địa điểm

Biểu hiện thực hiện tốt quyền trẻ em

Biểu hiện thực hiện chưa tốt quyền trẻ em

Gia đình

- Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em

- Tạo điều kiện cho trẻ phát triển năng khiếu 

- Bố mẹ không muốn cho con tham gia một số hoạt động tập thể sợ ảnh hưởng đến học hành

- Trẻ em giận dỗi bố mẹ, nhịn ăn, bỏ học…

Trường học

- Đảm bảo quyền học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu…của trẻ.

- Học sinh đánh bạn

- Học sinh trốn học

Địa phương

- Cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ.

- Vẫn còn trẻ em lang thang cơ nhỡ, khó khăn…

Câu hỏi 2: Em tán thành hoặc không tán thành ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí, không cần làm gì. 

b. Trẻ em khuyết tật cũng được hưởng các quyền như những trẻ em khác.

c. Cha mẹ có quyền ưu tiên, chiều chuộng con trai hơn con gái.

d. Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút là sai trái.

e. Cho con đi học hay không là quyền của cha mẹ.

Trả lời:

a. Không hoàn toàn tán thành ý kiến này, vì trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí là thực hiện đúng quyền trẻ em. Nhưng bên cạnh đó trẻ em cũng nên tham gia giúp đỡ bố mẹ, gia đình những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

b. Em tán thành, vì thực hiện đúng quyền trẻ em.

c. Em không tán thành vì thực hiện chưa đúng quyền trẻ em, có sự phân biệt nam nữ.

d. Em tán thành vì thực hiện đúng quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em tránh xa các tệ nạn xã hội..

e. Em không tán thành vì thực hiện chưa đúng quyền trẻ em, vì trẻ em được quyền học tập vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu…

Câu hỏi 3: Xử lý tình huống

Tình huống 1. Giờ ra chơi, Quân và các bạn ra sân trường đá cầu. Trong lúc đỡ cầu, Quân Vô tình giẫm phải chân của Hưng. Mặc dù Quân đã xin lỗi nhưng Hưng vẫn tỏ thái độ khó chịu và mắng chửi Quân bằng những lời lẽ rất khó nghe, thậm chí Hưng còn đe dọa Quân. Nếu em là Quân, em sẽ làm gì?

Tình huống 2. Trường Lan tổ chức cho học sinh đi tham quan di tích lịch sử. Tuy nhiên, bố của Lan không muốn cho Lan đi vì địa điểm tham quan ở xa. Lan rất buồn và không biết phải làm gì để bố đồng ý cho mình đi.

Nếu là Lan, em sẽ làm gì để bố đồng ý cho mình đi tham quan cùng các bạn?

Trả lời:

Tình huống 1: Nếu là Quân em sẽ xử lý như sau: trước những thái độ của Hưng như vậy Quân không được tức giận và nổi nóng, phải tự kiềm chế cảm xúc của mình; sau đó Quân nên xin lỗi một lần nữa tỏ sự thành ý; Nếu Hưng vẫn tiếp tục có thái độ dọa nạt, xúc phạm Quân bạn hãy nhờ sự can thiệp của các bạn, thầy cô giáo hoặc bác bảo vệ để hai bên không có sự xô xát lẫn nhau.

Tình huống 2: Nếu là Lan em sẽ xử lý như sau: Lan hãy chia sẻ với bố mẹ về mong muốn của bản thân, giải thích cho bố mẹ biết những lợi ích của chuyến đi - đi để học hỏi thêm kinh nghiệm bên ngoài và muốn trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, con cũng có quyền được vui chơi. Đảm bảo với bố mẹ về sự an toàn của chuyến đi để bố mẹ yên tâm và không có sự lo lắng.

IV. VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Em hãy tìm hiểu và trang bị cho bản thân các kiến thức và kĩ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Ghi lại những việc trẻ em nên làm và không nên làm để phòng, chống nguy cơ xâm hại trẻ em theo bảng mẫu sau:

Trả lời:

Việc trẻ em nên làm để phòng chống nguy cơ xâm hại trẻ em

Việc trẻ em không nên làm để phòng chống nguy cơ xâm hại trẻ em

- Ra khỏi nhà cần xin phép người lớn. 

- Cha mẹ nhờ ai đón hộ nên có “mật mã” để trao đổi với trẻ, tránh bắt cóc. 

- Nếu ai ngỏ ý nhờ giúp đỡ, phải chạy đi báo người lớn, công an, cảnh sát vì bản thân không đủ khả năng làm việc này.

- Thuộc số điện thoại của người thân; 

- Khi thấy ai đó khả nghi đi theo thì hét “cứu con với” sau đó vùng bỏ chạy.

- Không tiếp xúc với người lạ

- Tuyệt đối không nhận quà của người lạ. 

- Không nên tò mò tụ tập tại những nơi công cộng; 

- Không đi một mình khi trời tối...

- Không cho ai động vào phần kín của mình. 

-….

Câu hỏi 2: Em hãy tự nhận xét việc thực hiện bổn phận của mình đối với gia đình và thầy cô giáo. Điều gì em đã thực hiện tốt và điều gì thực hiện chưa tốt? Hãy xây dựng kế hoạch rèn luyện để khắc phục những điều chưa tốt theo bảng mẫu sau: 

Trả lời: 

Đối tượng

Việc đã thực hiện tốt

Việc chưa thực hiện tốt

Kế hoạch rèn luyện

Gia đình

- Biết vâng lời ông bà, cha mẹ

- Biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc phù hợp với lứa tuổi.

- Chưa biết tiết kiệm tiền cho bố mẹ vì dùng tiền chơi điện tử.

- Còn hay la mắng em, khi em khóc

- Tập trung học tập, không la cà tụ tập bạn bè chơi điện tử

- Yêu thương em hơn

Thầy, cô giáo

- Chăm ngoan, học giỏi

- Tích cực xây dựng bài trong lớp

- Chưa mạnh dạn góp ý với thầy cô giáo…

- Lễ phép, kính trọng nhưng gần gũi thầy cô, mạnh dạn nói suy nghĩ của mình…

 

Trên đây là gợi ý cách soạn GDCD 6 “Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em” trong chương trình sách mới Cánh diều mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về bài học này!

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe