Đăng ký

Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

I. Khởi động

Em hãy lắng nghe bài hát Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai (Lời thơ: Phùng Ngọc Hùng, phổ nhạc: Lê Mây) và trả lời câu hỏi: 

(?) Từ bài hát, em rút ra được thông điệp gì về quyền trẻ em?

Trả lời: 

Từ bài hát, em rút ra được thông điệp về quyền trẻ em: trẻ em của ngày hôm nay sau này sẽ là mầm non tương lai cho đất nước, có thể xây dựng lại đất nước ta ngày càng giàu đẹp hơn. Vì vậy trẻ em ngoài được hưởng các quyền thì trẻ em còn có nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả, gánh vác trọng trách lớn để thay đổi vận mệnh của đất nước

II. Khám phá

1. Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: 

Thông tin: Làng Hòa Bình (Bệnh viện Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh) là nơi cưu mang trẻ nhiễm chất độc màu da cam, trẻ bị bỏ rơi, với đủ mọi lứa tuổi. Có khoảng 2/3 số trẻ bị bố mẹ bỏ rơi từ lúc nhỏ. Giờ đây, trong lòng các em không còn chỗ của hận thù mà chỉ tràn ngập tình thương yêu nhờ sự quan tâm, chăm sóc của các em “mẹ” trong làng. Một số em đã vượt lên số phận và thi đỗ vào các trường đại học danh tiếng như Đại học sư phạm, Đại học Kiến trúc thành phố HCM...

(1). Hoạt động của làng Hòa Bình đã thực hiện quyền nào của trẻ em?

Trả lời:

Hoạt động của làng Hòa Bình đã thực hiện quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ của trẻ em.

(2). Hoạt động trên có ý nghĩa gì?

Trả lời: 

Hoạt động trên có ý nghĩa: thể hiện lòng yêu thương của cộng đồng dành cho trẻ em, nhờ tình yêu thương của các mẹ trong làng trẻ đã bù đắp lại những đau thương, mất mát mà trẻ em phải gánh chịu. Những đứa trẻ được cưu mang tại làng trẻ coi làng là gia đình, là ngôi nhà thân yêu của chúng, nơi đã sưởi ấm trái tim chúng như cha mẹ ruột thịt.

2. Em hãy quan sát các bức tranh sau để xác định các hành vi đúng và chưa đúng trong việc thực hiện quyền trẻ em. 

 

Trả lời:

- Hành vi đúng: 1, 3, 4

- Hành vi chưa đúng: 2

3. Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin: 

Trích khoản 1 Điều 37 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013

1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

Trích khoản 3, 5, 6 Điều 47 Luật trẻ em năm 2016

3. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

5. Bố mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em.

6. Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Trích Khoản 1 Điều 51 Luật trẻ em năm 2016

1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc bột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền.

Điều 105 Luật trẻ em năm 2016

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

(1). Theo quy định của pháp luật, những chủ thể nào có trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em?

Trả lời: 

Theo quy định của pháp luật, những chủ thể có trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em gồm: cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em.

(2). Hãy kể ra một số việc làm thể hiện trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và công dân trong việc thực hiện quyền trẻ em.

Trả lời: 

Một số việc làm thể hiện trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và công dân trong việc thực hiện quyền trẻ em:

- Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

- Tạo điều kiện cho các em được đến trường; mở viện mồ côi; ưu tiên khám chữa bệnh cho trẻ em

(3). Theo em, những hành vi xâm phạm quyền trẻ em bị xử lí như thế nào?

Trả lời: 

Theo em, những hành vi xâm phạm quyền trẻ em bị xử lý: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

4. Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

  • Tình huống 1: Thắm có một tủ sách rất quý. Mùa hè vừa qua, Thắm được thưởng khá nhiều sách mới. Nhân dịp trường Thắm có phong trào tặng sách cho các bạn vùng sâu vùng xa, Thắm mang một ít sách tặng các bạn. Chị của Thắm không đồng ý với Thắm.

(1). Theo em, Thắm có quyền tặng sách cho các vùng sâu vùng xa không? Tại sao?

Trả lời: 

Theo em, Thắm có quyền tặng sách cho các bạn vùng sâu vùng xa. Vì đó là những quyển sách thuộc quyền sở hữu của Thắm và Thắm đang chia sẻ sự yêu thương đến các bạn trẻ thiệt thòi hơn mình.

(2). Chị của Thắm có quyền ngăn cản việc làm của Thắm không? Vì sao?

Trả lời:

Chị của Thắm không quyền ngăn cản việc làm của thắm. Vì thắm đang thực hiện bổn phận chia sẻ giúp đỡ với các bạn khó khăn, đây là việc làm đáng được tuyên dương và khen ngợi.

  • Tình huống 2: Thời gian gần đây, bố mẹ thường xuyên tranh luận bàn về việc học tập của Hùng dù em luôn ở trong các nhóm học tốt nhất lớp. Nguyên nhân do bố Hùng muốn em tham gia học thêm đủ các ngày trong tuần để thi vào trường Trung học phổ thông chuyên của tỉnh. Song, mẹ Hùng lại muốn dành thời gian để Hùng tham gia các hoạt động ngoại khóa. Biết chuyện, ông nội của Hùng đã khuyên bố Hùng nên dành cho bạn thời gian để vui chơi, giải trí vì đây cũng là quyền của trẻ em.

(1). Theo em, trong gia đình Hùng, ai thực hiện tốt quyền trẻ em? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, trong gia đình Hùng ông nội thực hiện tốt quyền trẻ em. Vì ông tạo điều kiện cho Hùng được thoải mái tự do vui chơi sau những ngày học mệt mỏi, như vậy Hùng mới có cơ hội để khám phá và phát triển toàn diện hơn.

  • Tình huống 3: Em Hải mồ côi cha mẹ từ nhỏ và được vợ chồng bà Mùi – chủ một quán ăn nhận nuôi. Mới học hết tiểu học nhưng Hải đã phải nghỉ học để phụ giúp việc trong quán. Suốt 3 năm, Hải phải làm việc quần quật, thường xuyên bị hành hạ. Một bác hàng xóm biết được sự việc trình báo công an, sau đó vợ chồng bà Mùi bị bắt giữ và xét xử theo pháp luật. Còn Hải được nhận vào học tiếp ở một trung tâm giáo dục thường xuyên. Ngoài học văn hóa, Hải còn được học nghề.

(1). Vợ chồng, bà Mùi vi phạm những quyền trẻ em nào?

Trả lời:

Vợ chồng bà Mùi vi phạm những quyền trẻ em: quyền được học tập, quyền tự do, quyền bảo vệ và chăm sóc. và quyền được vui chơi.

(2). Theo em, nhà trường và xã hội có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?

Trả lời:

Theo em, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng trẻ em trở thành công dân có ích cho đất nước.

III. Luyện tập

1. Em hãy xử lý các tình huống sau: 

Tình huống 1: Sinh ra trong một gia đình có điều kiện kinh tế bình thường nhưng Huy được bố mẹ rất mực yêu thương và tạo mọi điều kiện để tập trung học tập. Biết Huy yêu thích và có năng khiếu vẽ tranh, ngoài giờ học ở trường, bố mẹ tìm lớp cho Huy học thêm mỹ thuật. Huy rất thông minh và chăm chỉ học tập nên nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh xuất sắc và là học sinh gương mẫu của lớp, của trường. Năm học vừa qua, Huy được giải đặc biệt trong kì thi vẽ tranh của thành phố với chủ đề “Bảo vệ môi trường”. Huy là niềm tự hào của bố mẹ, thầy cô.

(1). Gia đình đã đảm bảo những quyền nào của Huy? Huy đã thực hiện tốt bổn phận của mình như thế nào?

Trả lời:

Gia đình đã đảm bảo những quyền học tập, bảo vệ, chăm sóc, tự do phát triển của Huy. Huy đã thực hiện tốt bổn phận của mình bằng cách nổ lực, cố gắng học tập mang lại kết quả tốt nhất.

(2). Xung quanh em có trường hợp gia đình nào chưa đảm bảo quyền trẻ em không? Hãy chia sẻ cùng các bạn và thầy cô?

Trả lời:

Xung quanh em không có trường hợp gia đình nào chưa đảm bảo quyền trẻ em. Vì ở thị trấn khu em đang sinh sống các gia đình đều rất văn minh, am hiểu về quyền và trách nhiệm của trẻ em. Nên trẻ em đều được sinh ra và lớn lên trong môi trường giáo dục tốt của gia đình và nhà trường.

Tình huống 2: Trên đường đi học, em thường gặp một người ép buộc các bạn nhỏ đi ăn xin mỗi ngày. Cứ hai tuần, có một nhóm bạn nhỏ xuất hiện khoảng 3 ngày, sau đó di chuyển đến nơi khác. Sau đó lại có mặt...

(1). Theo em, các bạn nhỏ đã bị xâm phạm quyền nào của trẻ em?

Trả lời:

Theo em các bạn nhỏ đã bị xâm phạm quyền: tự do, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc

(2). Em hãy bày tỏ nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em.

Trả lời:

Nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em: xã hội, gia đình cũng như cá nhân mỗi người phải luôn tạo cho các em có một môi trường sống tốt nhất, đươc phát triển 1 cách toàn diện...

IV. Vận dụng

1. Từ 5 điều Bác Hồ dạy, em hãy thuyết trình ngắn về bổn phận của trẻ em mà em đã thực hiện được.

Trả lời: 

5 điều Bác Hồ dạy:

- Yêu tổ quốc, yêu đồng bào

- Học tập tốt, lao động tốt

- Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

- Giữ gìn vệ sinh thật tốt

- Khiêm tốn thật thà dũng cảm.

Từ 5 điều Bác Hồ dạy, trong quá trình học tập và rèn luyện em đã làm được rất nhiều điều có ích. Em được hưởng các quyền cơ bản của trẻ em như: em được bố mẹ sinh ra và lớn lên, dưới sự chăm sóc và quan tâm của ông bà, bố mẹ em được đến trường đi học, em được tham gia các trò chơi vui chơi giải trí, học được rất nhiều điều bổ ích và có ý nghĩa. Bên cạnh đó, em cũng đã thực hiện đúng bổn phận và trách nhiệm của mình, em đã biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc nhà như: rửa bát, quét nhà, lau nhà, dọn đồ đạc của em, tưới cây, tắm cho chó,... Hằng ngày, em đi học ở trường em thường xuyên giúp đỡ các bạn, hỗ trợ cô giáo nếu cô cần, hòa đồng thân thiện, chấp hành đúng nội quy của nhà trường,... Vì vậy em rất được thầy cô, bạn bè yêu quý năm nào em cũng được giấy khen học sinh giỏi, bố mẹ rất tự hào về em. Em tự nhủ bản thân rằng, mình phải cố gắng, nỗ lực trong mọi công việc, thực hiện tốt trách nhiệm của một người học sinh và tương lai sẽ trở thành người công dân có ích cho xã hội.

2. Em hãy tìm hiểu về các tổ chức chăm sóc và giúp đỡ trẻ em.

  • Tìm kiếm thông tin về Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam (Gợi ý: Sứ mệnh, chức năng, thông tin liên hệ,...)

  • Tập hợp thông tin thành một tập tài liệu. Sau đó, thiết kế thành  một bảng hướng dẫn thông tin cần biết với trẻ em hoặc thiết kế trực quan cho cả lớp cùng quan sát. 

  • Chia sẻ với người thân. 

Trả lời:

Nội dung

Thông tin

Giới thiệu chung

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc viết tắt là UNICEF (tiếng Anh: United Nations International Children's Emergency Fund) là một quỹ cứu tế được thành lập bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 11 tháng 12 năm 1946.

Sứ mệnh

Đảm bảo rằng mọi trẻ em tại quốc gia này đều khỏe mạnh, được học tập và an toàn không bị tổn hại để các em có khởi đầu tốt đẹp trong cuộc sống và có cơ hội phát triển tối đa tiềm năng của mình cũng như hưởng lợi từ sự thịnh vượng của đất nước.

Chức năng

- Bảo vệ trẻ em khỏi các tình huống bạo lực, bóc lột, và lạm dụng. Các vấn đề quan tâm bao gồm lao động trẻ em, hôn nhân trẻ em, tuyển dụng trẻ em vào quân đội, buôn bán trẻ em, cắt xén bộ phận sinh dục nữ, bom mìn, và bạo lực tình dục.

- Chấm dứt các trường hợp tử vong và các vấn đề phát triển của trẻ em có thể phòng ngừa, ngăn chặn thông qua các chương trình chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, nước, và vệ sinh.

- Hỗ trợ giáo dục cơ bản và bình đẳng giới, bao gồm giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và trung học, và đảm bảo khả năng tiếp cận giáo dục công bằng cho cả nam và nữ.

- Cung cấp các viện trợ nhân đạo trong thời gian khủng hoảng và khẩn cấp, tập trung vào việc bảo vệ quyền lợi và sinh mạng của trẻ em phải chịu đựng cả thiên tai (như sóng thần) và các thảm họa do con người gây ra (như chiến tranh)

Thông tin liên hệ

Email: [email protected]

3. Em hãy viết một lá thư bày tỏ lòng biết ơn gửi đến người thân đã tạo điều kiện cho em được hưởng đầy đủ các quyền trẻ em.

Trả lời:

Gửi bố mẹ kính yêu của con!

Bố mẹ có bất ngờ không khi đọc được thư của con như thế này. Con là con gái bé nhỏ của bố mẹ đây, con đã lấy hết can đảm và dũng khí để viết một lá thư gửi đến bố mẹ. Con viết thư này muốn nói lời cảm ơn từ tận đáy lòng của mình với bố mẹ.

Cảm ơn bố mẹ đã sinh ra con, cho con những điều tốt đẹp nhất trên thế gian này, dù con biết hoàn cảnh nhà mình không được dư giả như những gia đình khác. Nhưng bố mẹ không bao giờ để con thiệt thòi với bạn bè anh em dù bất cứ thứ gì. Con còn nhớ hồi bé con rất hay ốm vặt, hơi nóng sốt hay đau bụng chán ăn là bố mẹ lại sốt sắng đưa con đi khám. Bố mẹ là người luôn đứng sau dõi theo và ủng hộ con trên mỗi chặng đường học tập. 

Một lần nữa, con xin cảm ơn công dưỡng dục, nuôi nấng và những điều kiện phát triển tốt đẹp mà bố mẹ đã dành cho con!

Con hứa với bố mẹ sẽ luôn cố gắng và không phụ tấm lòng của bố mẹ .Con xin phép dừng bút tại đây, chúc bố mẹ luôn vui vẻ và hạnh phúc, mãi yêu thương chúng con nhé!

Con gái của bố mẹ

Quỳnh 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào