Bài 12: Danh sách học sinh
I. Khởi động
Câu hỏi 1: Em đã được đọc bản danh sách học sinh nào dưới đây?
- Danh sách học sinh đi tham quan
- Danh sách học sinh dự thi vẽ tranh
- Danh sách Sao Nhi đồng
Trả lời:
Em đã được đọc bản danh sách học sinh đi tham quan, danh sách học sinh dự thi vẽ tranh.
Câu hỏi 2: Em biết được thông tin gì khi đọc bản danh sách đó?
Trả lời:
Những thông tin mà em biết được khi đọc những bản danh sách đó là:
- Danh sách học sinh đi tham quan: Cho em biết những học sinh đi tham quan thuộc lớp nào, là nam hay nữ, thông tin liên hệ
- Danh sách học sinh dự thi vẽ tranh: Cho em biết những học sinh dự thi vẽ tranh thuộc lớp nào, sinh ngày bao nhiêu, là nam hay nữ.
II. Đọc văn bản
DANH SÁCH HỌC SINH
Hôm nay, chúng tôi được đọc truyện tại lớp. Cô giáo cho chúng tôi đăng kí đọc truyện theo sở thích. Dưới đây là danh sách đăng kí của tổ tôi.
Dựa vào danh sách đăng kí, cô chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm đọc một truyện. Chúng tôi đọc cho nhau nghe, rồi cùng nhau trao đổi về các nhân vật trong truyện mà nhóm đã chọn.
1. Trả lời câu hỏi
Câu hỏi 1: Trong bản danh sách, tổ 2 lớp 2C có bao nhiêu bạn?
Trả lời:
Trong bản danh sách, tổ 2 lớp 2C có 8 bạn.
Câu hỏi 2: Bạn đứng ở vị trí số 6 đăng ký đọc truyện gì?
Trả lời:
Bạn đứng ở vị trí số 6 đăng ký đọc truyện Ngày khai trường.
Câu 3: Những bạn nào đăng ký đọc cùng truyện với bạn ở vị trí số 6?
Trả lời:
Có hai bạn khác cùng đăng ký đọc truyện giống bạn ở vị trí số 6 là bạn Trần Trường An và Đỗ Duy Bắc.
Câu hỏi 4: Bản danh sách có tác dụng gì?
Trả lời:
Bản danh sách giúp em biết được tên các bạn và tên truyện mà các bạn đã đăng ký đọc
2. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu hỏi 1: Tên học sinh trong bản danh sách được sắp xếp thế nào?
Trả lời:
Tên học sinh trong bản danh sách được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái.
Câu hỏi 2: Học thuộc bảng chữ cái tiếng Việt.
Trả lời:
Bảng chữ cái tiếng Việt
a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y
III. Viết
Câu hỏi 1: Nghe – viết: Cái trống trường em (từ Buồn không hả trống đến Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!).
Cái trống trường em
Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?
Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên gia
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!
Kìa trống đang gọi:
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
Câu 2: Dựa vào tranh, viết từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh.
Trả lời:
Các từ ngữ cần tìm là: bàn ghế, cái ghim, con gà.
Câu 3: Chọn a hoặc b:
a. Chọn s hoặc x thay cho ô vuông rồi giải câu đố:
Giữa đám lá mượt □anh Treo từng chùm chuông nhỏ Trắng □anh và hồng đỏ Bừng □áng cả vườn quê. (Là quả gì?) | |
Cầu gì không bắc ngang □ông Không trèo qua □uối mà chồng lên mây? (Là gì?) |
Trả lời:
- Giữa đám lá mượt xanh
Treo từng chùm chuông nhỏ
Trắng xanh và hồng đỏ
Bừng sáng cả vườn quê.
=> Đáp án là quả roi (miền Nam gọi là quả mận)
- Cầu gì không bắc ngang sông
Không trèo qua suối mà chồng lên mây?
=> Đáp án là cầu vồng
b. Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm.
Mắt cua ngôi nhà
Là nhưng ô cưa
Hai cánh khép mơ
Như hai hàng mi
Môi khi người đi
Mắt buồn ngủ miết
Người về mắt vui
Thức không biết mệt.
(Theo Đặng Vương Hưng)
Trả lời:
Mắt của ngôi nhà Là những ô cửa Hai cánh khép mở Như hai hàng mi | Mỗi khi người đi Mắt buồn ngủ miết Người về mắt vui Thức không biết mệt. |
IV. Luyện tập
1. Luyện từ và câu
Câu hỏi 1: Giải câu đố để tìm từ ngữ chỉ sự vật.
a. Cái gì tích tắc ngày đêm,
Nhắc em đi ngủ, nhắc em học bài
Một anh chậm bước khoan thai,
Một anh chạy những bước dài thật nhanh?
(Là cái gì?)
b. Ruột dài từ mũi đến chân
Mũi mòn ruột cũng dần dần mòn theo.
(Là cái gì?)
c. Nhỏ như cái kẹo
Dẻo như bánh giầy
Học trò lâu nay
Vẫn dùng đến nó.
(Là cái gì?)
Trả lời:
a. Cái đồng hồ
b. Bút chì
c. Cục tẩy
Câu hỏi 2: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong các câu đố trên:
M: chậm
Trả lời:
a. chậm, khoan thai, dài, nhanh
b. mòn
c. nhỏ, dẻo
Câu hỏi 3: Đặt một câu nêu đặc điểm của đồ vật ở trường, lớp.
M: Thân trống nâu bóng.
Trả lời:
- Mặt bàn sạch sẽ.
- Quạt trần xanh xanh.
2. Luyện viết đoạn văn
Câu 1: Đọc danh sách dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Tổ 1 lớp 2A có bao nhiêu học sinh?
b. Có mấy bạn đăng kí đi tham quan Lăng Bác?
c. Có mấy bạn đăng kí đi tham quan Bảo tàng Dân tộc học?
Trả lời:
a. Tổ 1 lớp 2A có 8 bạn học sinh.
b. Có 4 bạn đăng kí đi tham quan Lăng Bác.
c. Có 4 bạn đăng kí đi tham quan Bảo tàng Dân tộc học.
Câu 2: Lập danh sách tổ em đăng kí tham gia các câu lạc bộ của trường như: câu lạc bộ cờ vua, Võ thuật, bơi lội,...
Trả lời:
DANH SÁCH TỔ 1 – LỚP 2A ĐĂNG KÍ THAM GIA CÂU LẠC BỘ
NĂM HỌC 2022 – 2023
V. Đọc mở rộng
Câu 1: Tìm đọc bài thơ, câu chuyện, bài báo viết về thầy cô.
Trả lời:
Người thầy cũ
1. Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ.
2. Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy :
- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ !
Thầy giáo mình cười vui vẻ :
- À, Khánh. Thầy nhớ ra rồi. Nhưng... hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu !
- Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo : "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu."
3. Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn cái khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: "Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.
Theo PHONG THU
Câu hỏi 2: Chép lại những câu thơ, câu văn em thích.
Trả lời:
Nghe thầy đọc thơ
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời...
Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe...
Trần Đăng Khoa
Trên đây là cách soạn Tiếng Việt lớp 2, Tuần 6 - Bài 12 “Danh sách học sinh” trong chương trình sách mới Kết nối tri thức mà các bạn học sinh có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bài học này!