Đăng ký

Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

I. Khởi dộng

Quan sát những hình ảnh dưới đây và cho biết các hình ảnh đó thể hiện những truyền thống nào của gia đình, dòng họ.

Giáo dục công dân lớp 6 bài 1 Chân trời sáng tạo

Trả lời: 

Các hình ảnh đó thể hiện những truyền thống nào của gia đình, dòng họ:

1. Truyền thống hiếu học.

2. Truyền thống dệt vải.

3. Truyền thống làm gốm.

4. Truyền thống yêu nước.

II. Khám phá

Em hãy đọc thông tin sau đây và trả lời câu hỏi: 

1. Nam lớn lên trong gia đình có truyền thống hiếu học. Nam tự hào nhất về sự nỗ lực học tập, nói được nhiều ngoại ngữ của bố, trí nhớ về các tác phẩm văn học và sự tự rèn luyện đọc thơ diễn cảm của mẹ. Hôm nay, nhận được giải thưởng thuyết trình xuất sắc nhất bằng tiếng Anh, Nam cám ơn bố mẹ và thầy cô trong niềm hạnh phúc.

2. Chị em Hà sinh ra trong một gia đình còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng bố mẹ luôn yêu thương, dạy bảo hai chị em Hà hết lòng. Không chỉ như vậy, bố mẹ Hà còn luôn sẵn lòng giúp đỡ bà con xóm giềng. Noi gương ông bà, bố mẹ, hai chị em Hà luôn sống chan hoà, đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ mọi người. Vì vậy, từ người già đến trẻ nhỏ trong xóm, ai cũng quý mến gia đình Hà.

3. Gia đình Khuê nhiều đời nay đều làm nghề mộc và kinh doanh đồ gỗ. Những sản phẩm bằng gỗ luôn có một sức hút rất lớn đối với Khuê. Khuê thường dành thời gian rảnh rỗi ở xưởng mộc gia đình để học hỏi thêm về nghề của ông cha. Khuê mong sau này sẽ thi đỗ vào ngành điêu khắc để có thể phát huy hơn nữa truyền thống gia đình.

(1).Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống gì? Nam, Hà, Khuê tự hào về truyền thống nào của gia đình, dòng họ? 

Trả lời: 

Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có những truyền thống sau: 

- Gia đình Nam: truyền thống hiếu học.

- Gia đình Hà: truyền thống yêu thương, giúp đỡ người khác

- Gia đình Khuê: truyền thống làm mộc

Nam, Hà, Khuê tự hào về những truyền thống của gia đình, dòng họ mình, như sau:

- Nam: tự hào nhất về truyền thống hiếu học, sự nỗ lực học tập nói được nhiều ngoại ngữ của bố, trí nhớ về các tác phẩm văn học và sự tự rèn luyện đọc thơ diễn cảm của mẹ.

- Hà: tự hào về truyền thống yêu thương, tấm lòng sống chan hòa, yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ người khác.

- Khuê: tự hào về nghề làm mộc điêu luyện của gia đình mình.

(2). Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào với Nam, Hà, Khuê?

Trả lời: 

- Truyền thống gia đình, dòng họ là niềm tự hào của Nam, Hà, Khuê; đã tạo cho các bạn sự nỗ lực và quyết tâm rất lớn giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mình.

(3). Các em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình?

Trả lời: 

Để phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mình các em cần:  

- Cố gắng chăm chỉ, học tập tốt

- Luôn tự hào về truyền thống dòng họ mình

- Biết yêu thương, hòa thuận, giúp đỡ những người xung quanh

- Có lối sống giản dị, nỗ lực vượt qua khó khăn.

- Biết ơn tổ tiên, những người đã có công nuôi dạy mình

- Hiếu thảo với ông bà cha mẹ

- Giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình và của dân tộc.

Nêu suy nghĩ của em về câu nói: những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời?

Trả lời: 

Suy nghĩ của em về câu nói: những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi người bước vào đời: câu nói có ý nghĩa sâu sắc với mỗi chúng ta, khi chúng ta sống trong một gia đình có nhiều truyền thống tốt đẹp thì sẽ phần nào giúp chúng ta phát triển toàn diện hơn về mặt tư duy lẫn phong cách. Từ những những truyền thống tốt đẹp đó chính là hành trang cho chúng ta sau này.

III. Luyện tập

1. Em hãy đọc và thảo luận các tình huống sau: 

Tình huống 1: Hoàng là con trai trong một gia đình khá giả làm nghề buôn bán phế liệu ở thị trấn . Công việc của bố mẹ hoàng có thu nhập cao nhưng vô cùng vất vả . Hoàng không những không giúp đỡ bố mẹ mà còn lười học . Khi được các bạn góp ý , Hoàng còn nói : “Tôi như thế này sao có thể đi gom phế liệu được . Sau này , tôi nhất định sẽ không làm cái nghề ấy

(?) Em nhận xét về thái độ của Hoàng ? Nếu em là bạn của Hoàng , em sẽ khuyên Hoàng như thế nào?  

Trả lời;

- Những thái độ của Hoàng: Hoàng là một người thiếu giá trị trách nhiệm, chưa hiếu thảo còn lười biếng không biết giúp đỡ bố mẹ cho dù công việc rất vất vả. - Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng: không nên nói như vậy vì Hoàng có được cuộc sống như bây giờ cũng nhờ vào nghề buôn phế liệu của gia đình, bố mẹ đã rất vất vả để sinh ra và nuôi Hoàng lớn đến bây giờ. Vì thế bạn nên biết tôn trọng nghề nghiệp của bố mẹ, nhờ nó mà nuôi sống cả gia đình Hoàng.

Tình huống 2: Lan là học sinh của lớp 6A1. Ngày chủ nhật của tuần cuối tháng là ngày mà Lan yêu thích nhất. Vì khi đến ngày đó, Lan cùng gia đình tham gia những việc làm thiện nguyện đầy ý nghĩa như: tặng quà cho các cụ già neo đơn; tặng sách vở, quần áo cho trẻ em cơ nhỡ,... Theo kế hoạch của gia đình trong lần tới sẽ đi đến miền Trung để giúp đỡ những gia đình bị tổn thất nhiều do thiên tai.

(?) Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn Lan cùng gia đình?

Trả lời:

Việc làm của Lan và gia đình có ý nghĩa rất lớn cho xã hội, giúp đỡ những bạn nhỏ khó khăn, những mảnh đời bất hạnh, nó góp phần hình thành nên những giá trị yêu thương, “lá lành đùm lá rách” đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

2. Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống: hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề,... 

Phân tích ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất. 

Trả lời: 

Một số câu ca dao, tục ngữ: 

1. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

3. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.

4. Học thầy chẳng tày học bạn.

5. Học một biết mười.

Phân tích: Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi → Câu ca giao có nghĩa sâu sắc, nhắc nhở con người chúng ta dù có học dở đến đâu nhưng chăm chỉ, miệt mài học hành tu luyện ắt sẽ thành công.

3. Em hãy xây dựng kịch bản và sắm vai xử lý tình huống sau:

Giang sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, có trình độ học vấn cao, vì vậy bố mẹ muốn Giang trở thành một nhà khoa học. Giang còn đang phân vân thì được bạn khuyên nên làm theo ý mình, chứ sao phải vì gia đình.

- Nếu là Giang em sẽ ứng xử như thế nào với bạn bè?

- Em sẽ làm gì để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em?

Trả lời: 

  • Nếu em là Giang em sẽ ứng xử với bạn bè như sau: Trước tiên em cần phải hiểu và xác định rõ ràng mục tiêu, ước mơ của bản thân. Sau đó, em sẽ kể cho các bạn nghe về truyền thống của gia đình mình, mong các bạn tôn trọng ước mơ của em và truyền thống của gia đình. 

  • Em sẽ thể hiện sự tự hào về truyền thống gia đình mình bằng cách: Luôn cố gắng, nỗ lực trong học tập và lao động; sống yêu thương, chan hòa với mọi người; hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy cô giáo, tự hào và nối dõi truyền thống gia đình, dòng họ mình,...

IV. Vận dụng

1. Em hãy giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình hoặc một gia đình, dòng họ khác mà em biết.

Gợi ý: thông qua bài viết; làm báo ảnh; làm áp phích hoặc làm video… về gia đình Giáo sư Tôn Thất Tùng hoặc gia đình tại địa phương của em. 

Trả lời:

Nhắc đến ngành Y Việt Nam, chúng ta không thể không nói đến gia đình cố Giáo sư - Bác sĩ Tôn Thất Tùng (1912-1982).

Ông là bác sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan. Ngoài công trình được xem là phát minh kinh điển về cách phân chia mạch máu trong gan gửi về Viện hàn lâm Pháp, được tặng huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris, ông còn để lại 123 công trình khoa học khác trong y văn thế giới.

Ông là người đầu tiên nghiên cứu thành công phương pháp "cắt gan có quy trình", còn được gọi là "phương pháp mổ gan khô" hay "phương pháp Tôn Thất Tùng". Phương pháp này được đưa vào "Bách khoa thư Nội thương – Phẫu thuật" của Pháp và được in trong "Chọn lọc các Tài liệu sản khoa và phẫu thuật" của Mỹ.

Cố Giáo sư Tôn Thất Tùng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Liên Xô. Ngoài ra, ông còn được Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris tặng Huy chương Lannelongue cho nhà phẫu thuật xuất sắc nhất thế giới. Ông cũng là người có công lớn trong việc đào tạo đội ngũ các thầy thuốc có y đức, giỏi chuyên môn.

Ba người con của ông là Tôn Nữ Ngọc Trân, Tôn Nữ Hồng Tâm và Tôn Thất Bách đều tiếp nối sự nghiệp cha bước vào ngành Y. Trong đó, nổi tiếng nhất là Phó Giáo sư, Viện sĩ, Bác sĩ Tôn Thất Bách (1946 - 2004), nguyên Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ông là chuyên gia đầu ngành về tim mạch của Việt Nam và thế giới; Được phong Phó Giáo sư Y học, Nhà giáo Nhân dân, Viện sỹ Viện hàn lâm ngoại khoa Pháp, Viện sỹ Viện hàn lâm khoa học New York, Tiến sĩ danh dự Trường Đại học Lille - Pháp, Tiến sĩ danh dự trường Đại học Odessa - Ukraina...

Có thể nói gia đình cố Giáo sư Tôn Thất Tùng đã ghi danh mình vào lịch sử y học cả ở Việt Nam và trên thế giới.

2. Em hãy vẽ một bức tranh về ước mơ của em trong tương lai để duy trì, phát huy hệ thống của gia đình, dòng họ. 

Bức tranh về ước mơ làm nghề giáo của gia đình, dòng họ: 

 

Có thể bạn quan tâm

Không có bài viết nào
shoppe