Đăng ký

Phân tích cảnh hạ huyệt trong Hạnh phúc của một tang gia hay nhất

3,766 từ Phân tích

Phân tích cảnh hạ huyệt trong Hạnh phúc của một tang gia

     Số đỏ là một kiệt tác của đời văn Vũ Trọng Phụng, tác phẩm đã đưa Vũ Trọng Phụng trở thành một trong những nhà văn hàng đầu trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Sống trong thời đại mưa Âu gió Mỹ khi phải chứng kiến những cảnh chướng tai gai mắt trong xã hội, Vũ Trọng Phụng cảm thấy vô cũng bất an, đau khổ biết mình không thể thay đổi được thời cuộc, chính vì vậy ông chỉ có thể phản ánh những sự việc đang diễn ra ấy bằng ngòi bút của mình. 

Phân tích cảnh hạ huyệt trong Hạnh phúc của một tang gia

Phân tích cảnh hạ huyệt trong Hạnh phúc của một tang gia

Mở bài cảnh hạ huyệt trong Hạnh phúc của một tang gia

     Càng viết, càng đi nhiều, chứng kiến nhiều việc ông càng bóc trần được những sự thật xã hội và phản ảnh vào tác phẩm của mình một cách độc đáo. Tầng lớp thượng lưu là tầng lớp tinh hoa của xã hội, khi đặt chân vào tầng lớp đó bản thân nhà văn đã chứng kiến những mặt trái trong của xã hội đó, chính vì vậy ông đã không ngừng ấp ủ, đau đáu những tác phẩm văn học tầm cỡ được thai nghén trong lòng xã hội thượng lưu. Kiệt tác Số đỏ ra đời đã làm vang danh tên tuổi của Vũ Trọng Phụng khiến ông trở thành một trong những nhà văn nổi bật được bạn đọc yêu mến. Trong Số đỏ,  đặc biệt là cảnh hạ huyệt trong Hạnh phúc của một tang gia đã mang lại cho độc giả nhiều hứng thú, khi chứng kiến những cảnh diễn trò trong đám ma của cụ cố tổ.

Thân bài phân tích về cảnh hẹ huyệt trong Hạnh phúc của một tang gia

Mục đích của mọi người sau khi cụ Cố mất

     Khi cụ Cố tổ mất đi, niềm hạnh phúc của mỗi thành viên trong gia đình là được phân chia tài sản, mỗi thành viên trong gia đình đều có những toan tính riêng dự định riêng cho mình. Mục đích cuối cùng mà họ muốn là được được hưởng số tiền từ một phần tài sản khổng lồ mà cụ cố tổ để lại, để thực hiện những điều đó những thành viên trong gia đình cụ cố tổ đã không từ một thủ đoạn nào để có thể chiếm lĩnh được số tiền ấy.

Xem thêm: 

Top 3 mẫu tóm tắt Hạnh phúc của một tang gia hay nhất

Ý nghĩa điệp khúc "Đám cứ đi" trong tác phẩm

Hình ảnh mọi người trong đám tang của cụ Cố

     Trong đám ma của cụ cố tổ, cụ cố Hồng vừa mặc áo xô gai, vừa đi vừa ho lụ khụ với câu nói bất hủ: “Biết rồi khổ lắm nói mãi”, hơn một ngàn lần khiến cho độc giả cảm thấy ám ảnh và nhận ra được bản chất giả tạo của cụ cố Hồng, điều mà ông ta mong muốn là được ánh mắt của mọi người chiêm ngưỡng với lời trầm trồ, tán thưởng: “Uí giời con trai cả đã lớn đến thế rồi kìa!”. Bên cạnh đó chúng ta còn được chứng kiến hình ảnh ông Phán mọc sừng với đôi sừng hươu vô hình vì bà vợ ngoại tình, ông ta đi khắp nơi rêu rao về cặp sừng vô hình của mình nhằm muốn giành được một số tiền trong số tài sản mà cụ cố tổ đã để lại.

     Còn nhân vật ông Văn Minh một nhà Âu hóa chính hiệu, tận dụng đám ma của cụ cố tổ để có thể thực hiện việc buôn bán y phục, nhằm kiếm lợi nhuận từ những trang phục đó. Nhân vật cô Tuyết ngây thơ đẹp nhưng dường như là một cô gái không hiểu chuyện vì không nhận ra được ý nghĩa của đám tang nên cô tha hồ mặc những bộ trang phục hở hang, ngây thơ, thu hút mọi ánh nhìn của mọi người đủ mọi tầng lớp và mọi lứa tuổi, điều này khiến cho độc giả cảm thấy đây là một nhân vật hời hợt, sống không biết ý tứ, và không nhận thức được điều gì đang xảy ra xung quanh mình. Cậu Tú tân là một con người được học hành bài bản, đi du học về những dường như cách hành xử của cậu khiến cho tất cả mọi người phải ái ngại, bởi cậu chỉ      chăm chăm lia máy ảnh của mình để chộp những khuôn hình đẹp, có giá trị chứ không có một biểu hiện đau buồn nào trên khuôn mặt khi cụ cố tổ mất đi, điều này thật là đáng tiếc.

Hình ảnh các nhân vật trong đám tang của cụ Cố- CungHocVui

Hình ảnh các nhân vật trong đám tang của cụ Cố

     Riêng Xuân tóc đỏ là nhân vật chính trong tác phẩm này – kẻ đã gây ra biết bao chuyện đau buồn trong gia đình cụ cố tổ, người vì nhờ vào vận may đã trở thành một trong những người thân cận trong gia đình, hơn thế nữa lại trở thành giáo sư quần vợt, đốc tờ Xuân, điều này khiến cho người đọc không khỏi ngạc nhiên, bối rối bởi vận may đang đến và mỉm cười với Xuân liên tục như vậy, khiến Xuân một bước leo cao lên như diều gặp gió.

     Câu chuyện chưa thể dừng lại ở đây nếu chúng ta không thể không nhắc đến cảnh hạ huyệt trong Hạnh phúc của một tang gia. đây là một cảnh đắt giá mà tác giả đã sử dụng thủ pháp điện ảnh với câu văn "Đám cứ đi! Đám cứ đi!" Đám cứ đi lặp đi lặp lại liên tục gây ám ảnh đối với mọi người. Đây là một trong những đoạn văn hay nhất, ám ảnh nhất trong đoạn trích. Cụ thể:

     Khi cỗ quan tài của cụ tổ được đưa xuống ba lớp đất thì tất cả mọi người đều phô diễn hết tất cả bản chất của mình, cậu Tú tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng đã bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này như thế nọ... để cậu chụp ảnh lúc hạ huyệt. Hình ảnh cậu Tú tân lúc này như một con người hoàn toàn khác không để ý gì đến mọi thứ xung quanh, chỉ muốn thực hiện đúng cái sở thích, ý muốn của mình, đây là một con người vô tâm và thích sự hào nhoáng bên ngoài, thích được khen ngợi, dạy dỗ hay giáo dục người khác, có lẽ cụ cố tổ ở dưới lớp đất kia sẽ không hài lòng về đứa cháu của mình, nó chưa bao giờ nhỏ một giọt nước mắt thương xót cho sự ra đi của người già cả mà chỉ chăm chăm vào làm những việc theo sở thích.

Xem thêm:

Phân tích nhân vật "Xuân tóc đỏ" trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Cảnh đám ma gương mẫu qua ngòi bút châm biếm của Vũ Trọng Phụng

     Nhân vật thứ hai được miêu tả cùng với cậu Tú tân chính là Xuân tóc đỏ một nhân vật chính trong tác phẩm, thu hút nhiều sự chứng kiến của người đọc, Xuân tóc đỏ là một trong những nguyên nhân chính gây ra cái chết của cụ cố tổ, nhưng hắn vẫn điềm nhiên, nghiêm trang giả vờ đau khổ để có thể tham gia vào cảnh hạ huyệt trong đám ma, cái cử chỉ và điệu bộ đó khiến người ta bật cười và cảm thấy mệt mỏi, mệt mỏi vì sự giả tạo, mệt mỏi vì phải diễn trò, mệt mỏi vì sự may mắn đã đưa Xuân trở thành con người của tầng lớp thượng lưu nhưng rỗng tuếch và chẳng có gì, cái sự mệt mỏi ấy khiến cho người đọc vừa ghét vừa tức, ghét vì vì sao một con người như thế lại không nhận ra được năng lực của mình hạn chế mà luôn luôn cố gắng vươn đến một vị trí cao hơn, tức vì sao một con người như Xuân lại có một số phận quá may mắn hơn người, phải chăng đây là sự trêu đùa của tạo hóa, sự trêu ngươi của ông trời, và khả năng tạo ra câu chuyện tuyệt vời của nhà văn Vũ Trọng Phụng.

     Bên cạnh đó, Xuân tóc đỏ đứng khóc thì đột nhiên ông phán mọc sừng dúi cho Xuân tờ giấy bạc năm đồng gấp tư trong đám ma xem như trả công cho Xuân khi Xuân góp phần vào việc khiến cho cụ cố tổ ra đi thanh thản. Có thể thấy đây là một sự sỉ nhục nặng nề của những người còn sống đối với người đã ra đi, sự sỉ nhục này là một vết nhơ khiến cho người đọc cảm thấy xã hội thượng lưu đương thời thật đáng sợ và thối nát. Tất cả đều được cân đo, đong đếm bằng tiền, đồng tiền trở thành thước đo phẩm giá con người, trở thành con bê vàng lăn tròn trên lương tâm, lên đạo lý làm người. Người đọc cảm thấy buồn thay cho một tầng lớp, một xã hội như vậy, làm sao người ta có thể chấp nhận được một bộ phận như vậy tồn tại và làm lũng đoạn đạo đức xã hội. 

Xem thêm:

Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Hạnh phúc của một tang gia

Dàn ý phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Hình ảnh tác giả muốn thông qua cảnh hạ huyết trong Hạnh phúc của một tang gia

     Có thể thấy qua cảnh hạ huyệt, cảnh đám ma chúng ta được chứng kiến bộ mặt thật của những con người được mệnh danh là đẳng cấp nhất, tân tiến nhất trong xã hội lúc bấy giờ, đó là sự xuống cấp đạo đức trầm trọng, là sự băng hoại trong cách làm người khiến tất cả người đọc chứng kiến đều mệt mỏi và thất vọng. Chưa bao giờ người đọc lại cảm thấy phiền não đến vậy vì hình ảnh con người, thậm chí người thân trong gia đình khong sống hòa hợp với nhau, toan tính những mưu mô âm mưu để hại nhau chiếm đoạt tài sản, đây là điều mà có lẽ khi đặt bút viết Vũ Trọng Phụng vô cùng đau lòng, có lẽ nhà văn khi viết nhưng dòng này đã nhỏ những giọt nước mắt thương xót đối với sự băng hoại nhân cách hành vi đồi bại của con người.

Kết bài phân tích về cảnh hạ huyết trong Hạnh phúc của một tang gia

Kết bài về cảnh hạ huyệt trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng

Kết bài về cảnh hạ huyệt trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng

     Vũ Trọng Phụng là một nhà văn lớn, ông phát hiện ra chiều sâu của xã hội của bản chất con người, ông nhìn thẳng vào vấn đề đánh trực diện không né tránh, dù sự thật vô cùng đau lòng thậm chí khiến người khác không hài lòng, miệt thị xem thường ông. Nhưng với lương tâm của một nhà văn của một người câm bút ông không thể không đưa vào những trang viết của mình sự thật về những con người được cho là danh vị và hơn người lại có thể sống một cuộc sống băng hoại đạo đức như vậy. Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia với đặc biệt Cảnh hạ huyệt đã khiến Vũ Trọng Phụng trở thành một cây viết sắc sảo, nổi bật, phô bày những âm mưu đen tối của con người trong xã hội.

     Với bài phân tích chi tiết về cảnh hạ huyệt trong tác phẩm nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng, CungHocVui hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm và đạt được kết quả học tập tốt hơn! Đừng quên tham khảo các bài soạn ngữ văn 11 khác nhé. 

 

 

 

shoppe